Mã tài liệu: 72633
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 276 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước ta nước ta. Cùng với xu hướng chung của thời đại, Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của vốn FDI và đã có những cố gắng để thực hiện các chủ trương, chiến lược nhằm cải cách, mở cửa nền kinh tế đón nhận FDI. Cho đến nay đã có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ đến từ các quốc gia trong khu vực như: Hàn Quốc ,Đài. Loan,Nhật Bản .. .Nguồn vốn FDI của các quốc gia phát triển khác trên thế giới tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
Riêng đối với Mỹ, nguồn vốn FDI của cường quốc có nền kinh tế lớn mạnh hàng đầu thế giới này tại Việt Nam vẫn còn hết sức khiêm tốn. Điều đó chịu ảnh hưởng của lịch sử mối quan hệ hai nước. Cùng với sự cải thiện quan hệ Việt - Mỹ, dòng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố từ bỏ lệnh cấm vận và thực hiện bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, hoạt động FDI của Mỹ tại nước ta đã có bước nhảy vọt và phát triển nở rộ, đánh dấu một đỉnh cao trong lịch sử hoạt động FDI của Mỹ tại Việt Nam. Nhưng do môi trường đầu tư Việt Nam còn kém hấp dẫn và những hạn chế trong quan hệ giữa hai nước, hoạt động FDI của Mỹ vào Việt Nam do đó vẫn còn nhiều khó khăn. Sau bước nhảy vọt này, FDI của Mỹ tại Việt Nam lại tiếp tục suy giảm, cường quốc kinh tế số 1 thế giới vẫn chưa khẳng định hết năng lực của mình trong môi trường đầu tư tại Việt Nam .
Ngày 13/07/2002, quan hệ Việt - Mỹ thêm một lần nữa được thắt chặt hơn thông qua việc kí kết Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước .Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã đựơc Quốc Hội nước ta thông qua vào tháng 12 năm 2001 .Thời điểm này được đánh giá là bước mở đầu cho trang mới của lịch sử quan hệ hai nước. Đây là một Hiệp định lớn nhất và có thể nói là thành công nhất của Việt Nam trong lịch sử kí kết các hiệp định thương mại. Theo đánh giá của các chuyêngia kinh tế, Hiệp định sẽ tạo ra một con đường mới với nhiều cơ hội tốt đẹp cho việc tăng cường dòng FDI từ Mỹ vào Việt Nam từ Mỹ. Trước diễn đàn Thương mại Washington, các doanh nghiệp Mỹ đã tuyên bố là sẽ tăng nhanh tốc độ khai thác đầu tư tại Việt Nam và hy vọng Mỹ sẽ là một trong những đối tác có vốn đầu tư lớn nhất ở nước ta .
Nhờ có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ cũng như năng lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp của Mỹ đang thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới và thông qua đó đang có những tác động nhất định đến sự nghiệp phát triển của các quốc gia này. Trong khi ở nước ta, do hạn chế về vốn và công nghệ, việc khai thác các thế mạnh và nguồn lực quốc gia để thúc đẩy nền kinh tế phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước các cơ hội mà Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ mang lại, nhà nước ta cần phải có biện pháp khai thác triệt để các lợi thế đó để thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI của Mỹ nhằm phát triển nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, có tính cạnh tranh cao, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang phải đứng trước một thực tế là nền kinh tế còn quá nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém phát triển, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, môi trường đầu tư còn thiếu tính hấp dẫn. Điều này đang đặt ra một thách thức lớn là liệu chúng ta có thể đảm bảo thực hiện tốt những cam kết trong Hiệp định và tận dụng tốt các cơ hội để thu hút FDI hay không.
Bên cạnh những cơ hội mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của Hiệp định và tăng cường thu hút FDI từ Mỹ. Đứng trước cơ hội và thách thức đó, đòi hỏi nhà nước ta phải có sự nghiên cứu kỹ và nhận thức một cách đầy đủ tác động của Hiệp định đối với vấn đề thu hút và sử dụng vốn FDI nói chung, vốn FDI của Mỹ nói riêng, vạch ra một cách cụ thể và chi tiết các cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại. Từ đó đưa ra các giải pháp để đảm bảo thực hiện tốt cam kết đã ký; tháo gỡ dần các khó khăn và phát huy hiệu quả các cơ hội mà Hiệp định mang lại để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI từ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ.
Trong khuôn khổ bài viết xin được giới thiệu và phân tích một số vấn đề sau:
I. Khái quát về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1988 đến nay.
II. Nội dung "phát triển quan hệ đầu tư "trong Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ
III.Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay
IV.Tác động của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam : cơ hội và thách thức
V. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16