Mã tài liệu: 140114
Số trang: 114
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong lịch sử, đặc biệt là trong thập kỷ 60,70 rất nhiều quốc gia do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá và thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia nên đã sử dụng chính sách tẩy chay, áp chế đối với các công ty xuyên quốc gia hoạt động trên lãnh thổ nước mình. Từ thập kỷ 80 trở lại đây, nền kinh tế thế giới đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Cơ cấu nền kinh tế thế giới đã thay đổi, làn sóng cải cách điều chỉnh thể chế lan tràn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ...Kết quả là tất cả các quốc gia đều thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy mà nửa sau thập kỷ 80 tốc độ của luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào mỗi quốc gia không ngừng tăng lên. Tốc độ này thậm chí đã vượt quá tốc độ tăng trưởng của sản xuất và thương mại quốc tế. Tiến trình toàn cầu hoá sản xuất kinh doanh được thúc đẩy nhanh chóng. Nhờ có đầu tư trực tiếp của các TNCs nhiều nước trên thế giới đã có thêm nguồn lực để phát triển. Thực tế đó đã buộc nhiều nhà kinh tế chính trị đứng đầu các quốc gia nhận thức lại vai trò của các công ty này trong quá trình tiến lên phía trước của nền kinh tế đất nước. Xu hướng hoà nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài và sử dụng các TNCs trong quá trính phát triển kinh tế xã hội trở thành xu hướng khách quan không thể đảo ngược. Chính vì vậy, trên thế giới đang diễn ra một cuộc cạnh tranh tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của các TNCs vào nước mình. Một số chính sách ưu đãi như quyền thiết lập công ty, đãi ngộ công bằng đối với nhà đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp, bồi thường khi quốc hữu hoá...hiện nay đã được áp dụng phổ biến. Sự thu hẹp những chênh lệch về thể chế trong thu hút các TNCs của các nước khiến cho tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Kết cấu của bài viết, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, thì nội dung chính gồm có ba chương:
Chương 1: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và công ty xuyên quốc gia
Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam thời gian qua
Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16