Mã tài liệu: 120806
Số trang: 84
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong lịch sử phát triển việc mở cửa hội nhập là một điều tất yếu là xu thế chung với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang trên con đường phát triển tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội vì vậy vấn đề hội nhập đã được Nhà Nước hết sức quan tâm coi trọng. Việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao đã có từ khi quốc gia mới giành độc lập và vẫn còn tiếp tục trong tương lai. Câu nói: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới” đã từ lâu được bè bạn khắp năm châu biết đến.
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới, nó bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới không những đem lại cơ hội hợp tác cùng phát triển mà còn nảy sinh quá trình đấu tranh phức tạp đặc biệt là quá trình đấu tranh giữa các nước đang phát triển nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đối với nước ta quá trình hội nhập kinh tế được nâng lên một bước mới, thể hiện là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử : Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11-1-2007 đã đem lại cho chúng ta nhiều thời cơ và thách thức mới.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay có nhiều thời cơ lớn đan xen nhiều thử thách, khả năng duy trì hòa bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Để đạt mục tiêu lớn : “ Đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” . Muốn đạt được mục tiêu đó đòi hỏi chúng ta phải huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó vốn ĐTNN đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong chính sách nguồn vốn của quốc gia.
Hoa Kỳ đã từ lâu là một nước lớn có tiềm năng kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại toàn thế giới. Thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ luôn là mục tiêu hàng đầu về chính sách ngoại giao của mỗi quốc gia . Lợi ích khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ không chỉ thể hiện việc giao lưu buôn bán giữa hai nước mà còn thể hiện việc thu hút vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Đã từ lâu Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài, chính vì vậy nguồn vốn đầu tư từ Hoa Kỳ luôn là một nguồn lực quan trọng cần tranh thủ. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm qua đang còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG II : GIẢI PHÁP THU HÚT HIỆU QUẢ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 1228
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16