Mã tài liệu: 72088
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file: 296 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Quá trình tự do hoá các nền kinh tế kết hợp với những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy nhanh sự đan kết các thị trường hàng hoá, dịch vụ của các nước với nhau để hình thành nên thị trường toàn cầu. Hiện tượng này bắt đầu nổi bật từ thập kỷ 90 và tiếp tục tăng nhanh trong những năm đầu của thiên niên kỷ tới.
Đầu tư quốc tế, trong đó đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành thị trường toàn cầu thông qua việc tạo ra các mối liên kết trong các thị trường vốn, công nghệ, lao động, hàng hoá và dịch vụ giữa các nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ban hành năm 1987 đánh dấu sự khởi đầu quá trình mở cửa nền kinh tế, đa dạng, đa phương hoá nền kinh tế đối ngoại; kết hợp chặt chẽ giữa việc huy động và sử dụng tối đa nguồn lực trong nước với việc thu hút có hiệu quả nguồn lực bên ngoài.
Thực tế 15 năm qua kể từ năm 1987 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chúng ta dễ nhận thấy những đóng góp quan trọng của lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như làm tăng nguồn vốn đầu tư đang thiếu, đóng góp vào ngân sách nhà nước và đồng thời Việt Nam được tiếp nhận các công nghệ hiện đại tiên tiến thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra hàng vạn công ăn việc làm, tạo ra nhiều ngành nghề mới góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Những thành tựu đạt được của lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo dựng niềm tin của toàn dân vào thắng lợi của đường lối đổi mới mà Đảng đề ra, đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới.
Phân tích lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam một cách toàn diện, tổng quát cũng như đi sâu vào phân tích cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn là việc làm cần thiết để có thể đánh giá đúng hơn tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc dân của nước nhà.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản khoá luận này gồm 3 chương chính:
- CHƯƠNG I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- CHƯƠNG II: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- CHƯƠNG III: Một số giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 29
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16