Mã tài liệu: 79831
Số trang: 135
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,501 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Là nam hay nữ, chúng ta đều cần cơm ăn, áo mặc, và nhiều thứ khác gọi là hàng hóa. Hàng hóa phải được chế tạo ra. Người làm ra chúng được gọi là nhà sản xuất hay doanh nhân hay doanh nghiệp. Doanh nhân cung ứng sản phẩm và chúng ta là người tiêu thụ.
Để mua hàng, ta phải đi làm để có tiền, gọi là lợi tức hay thu nhập. Mua sắm đủ cho hôm nay, ta còn phải dành ít thu nhập để phòng cho ngày mai, nhỡ đau yếu, bệnh tật, đó là tiết kiệm. Tiền tiết kiệm chúng ta có thể cho người khác sử dụng bằng cách cho vay, hoặc hùn vốn. Nếu ta đưa tiền cho doanh nhân dùng tức là chúng ta đầu tư, vì với số tiền của ta, doanh nhân sẽ làm cho số tài sản hiện có được tăng thêm. Doanh nhân và ta cần có nhau. Doanh nhân sản xuất, ta mua hàng của họ rồi đầu tư vào họ vì họ sẽ sản xuất nhiều hơn cho ta và con cháu ta. Vì vậy, là người tiêu thụ nhưng cũng có khi chúng ta là người đầu tư. Những người như ta rất đông tạo nên một thành phần trong nền kinh tế gọi là công chúng.
Doanh nhân lúc nào cũng cần tiền
Doanh nhân luôn luôn cần tiền của người đầu tư. Bởi vì doanh nhân phải bỏ tiền của chính mình ra, gọi là vốn, trong hai giai đoạn. Lúc đầu, mua sắm nhà cửa, máy móc, xe cộ để có công cụ sản xuất. Những thứ này dùng vài năm mới hỏng, nên tiền bỏ ra mua chúng gọi là vốn cố định. Về sau, doanh nhân tiếp tục bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu, thuê thầy thợ, trả điện nước để làm ra sản phẩm; tiền này gọi là vốn lưu động. Từ lúc bỏ tiền mua, rồi làm ra sản phẩm, đem đi bán đến khi thu tiền về bao giờ cũng phải mất đi một thời gian. Thí dụ, làm cái bánh chưng thì mất hai ba ngày; nhưng sản xuất một cái máy cày phải mất vài tháng mới bán được. Thời gian đó gọi là vòng quay vốn. Doanh nhân có thể có đủ vốn lưu động cho vòng quay đầu nhưng đến vòng thứ hai, thứ ba, họ phải đi vay vốn lưu động để duy trì sản xuất. Vòng quay càng dài thì càng phải vay nhiều. Vậy, lý do thứ nhất khiến doanh nhân luôn phải vay nợ là vì có vòng quay vốn mà họ lại không thể ngưng sản xuất được. Vốn đi theo vòng tròn, hết vòng này mới sang vòng khác; trong khi sản xuất lại đi theo đường thẳng.
Nội dung tóm tắt:
Phần I của loạt bài Thị trường chứng khoán là gì
Phần II. Thị trường niêm yết tập trung
Phần III. Vai trò của nhà môi giới chứng khoán
Phần IV. Vai trò của nhà Kinh doanh chứng khoán
Phần V. Đặc điểm nhận dạng và cơ sở vận hành
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 139
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16