Mã tài liệu: 26479
Số trang: 104
Định dạng: docx
Dung lượng file: 590 Kb
Chuyên mục: Kinh doanh bất động sản
Đối với mỗi quốc gia, đất đai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các Thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông... Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn đầu vào không thể thay thế. ở nước ta với một diện tích nhỏ và dân số lại rất đông nên nhu cầu sử dụng đất là rất cao, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà quá trình Đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý làm sao cho việc sử dụng đất đai phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Đất Đô thị cũng là một phần của tổng diện tích một quốc gia, của một vùng. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ ở tất cả các vùng trên cả nước thì nhu cầu sử dụng đất Đô thị ngày một tăng lên, mà diện tích đất Đô thị lại có hạn cho nên việc sử dụng làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một bài toán khó đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược của Nhà nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung thống nhất quản lý.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu sử dụng đất (nhất là đất Đô thị) của người dân, của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và Nhà nước nhằm phục vụ cho việc phát triển đất nước là rất lớn. Cho nên có nhiều vấn đề đã nẩy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như việc sử dụng không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Các văn bản pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai còn thiếu đồng bộ và hạn chế đã ảnh hưởng việc quản lý. ở một số nơi tình trạng buông lỏng quản lý, không quản lý dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất. Những vấn đề này đã đặt ra cho Nhà nước phải quan tâm hơn trong công tác quản lý đất đai.
Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đất Đô thị.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý đất đai tại quận Cầu Giấy- TP Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý đất Đô thị.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 18