Mã tài liệu: 43822
Số trang: 91
Định dạng: docx
Dung lượng file: 299 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Doanh nghiệp (DN) là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở chỗ: DNNN chi phối các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Trước những thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, để kinh tế nhà nước nói chung, DNNN nói riêng thực sự giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của DNNN. Giải pháp cơ bản để thực hiện được mục tiêu này là tăng cường chất lượng công tác quản trị kinh doanh trong các DNNN.
Kế toán, với vị trí là công cụ không thể thiếu phục vụ cho quản lý kinh tế tài chính cần phải được các DNNN sử dụng một cách hợp lý, đúng đắn nhằm phát huy tối đa vai trò của nó trong hệ thống quản lý kinh tế. Ở nước ta, hệ thống kế toán hiện hành đã có những thay đổi cơ bản so với hệ thống kế toán trước đây, đã tiếp cận những thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế và bao gồm một số nội dung của kế toán quản trị (KTQT). Tuy nhiên, những thay đổi bước đầu đó mới chỉ thỏa mãn phần lớn nhu cầu thông tin theo quy định của Bộ Tài chính, nhằm chủ yếu đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế tài chính của DN. Công tác KTQT phục vụ cho mục đích quản trị DN vẫn còn là một vấn đề chưa được xem xét, nhìn nhận đúng với vị trí và vai trò vốn có của nó.
KTQT là công cụ quản lý vi mô không thể thiếu phục vụ cho quản trị DN mới chỉ được đề cập tới trong các tài liệu nghiên cứu và bước đầu xuất hiện một cách sơ lược trong Luật Kế toán, chưa được những người hành nghề kế toán thực hiện một cách đầy đủ, các nhà quản trị DN quan tâm sử dụng, thậm chí còn bỡ ngỡ cả trong nhận thức về vai trò, chức năng và cách thức tổ chức thực hiện.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số kiến nghị về tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 159
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16