Mã tài liệu: 136386
Số trang: 116
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng của doanh nghiệp sản xuất là sản xuất hành hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, bao gồm các khâu cung ứng, sản xuất, tiêu thụ. Vì vậy các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra thành phẩm mà còn phải tổ chức tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường mới thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Trong quá trình lưu chuyển vốn, tiêu thụ là khâu giữ vị trí quan trong trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, các khâu cung ứng và sản xuất sản phẩm đều phụ thuộc vào việc sản phẩm có thể tiêu thụ được hay không. Vì vậy có thể nói tiêu thụ là cơ sở để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Đối với bản thân doanh nghiệp sản xuất, có bán được thành phẩm thì mới có
thu nhập để bù đắp chi phí, hình thành kết quả kinh doanh. Thực hiện tốt khâu tiêu thụ, hoàn thành kế hoạch bán hàng thì doanh nghiệp mới thu hồi vốn, có điều kiện quay vòng vốn, tiếp tục sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu sản phẩm không tiêu thụ được sẽ dẫn tới ứ đọng, ế thừa sản phẩm, vốn kinh doanh không thu hồi được, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, Doanh nghiệp bị làm ăn thua lỗ.
Đối với người tiêu dùng, trong quá trình tiêu thụ sẽ cung cấp hàng hoá cần thiết một cách kịp thời đầy đủ và đồng bộ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Thông qua tiêu thụ, thì tính hữu ích của sản phẩm mới được thực hiện, phản ánh sự phù hợp của sản phẩm với người tiêu dùng.
Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiêu thụ là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm các khâu: sản xuất-phân phối- trao đổi-tiêu dùng, giữa các khâu này có quan hệ mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong các khâu đó thì quá trình tái sản xuất sẽ không thực hiện được. Trong đó tiêu thụ ( trao đổi ) là cầu nối giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng, phản ánh cung và cầu gặp nhau về hàng hoá, qua đó định hướng về sản xuất. Thông qua thị trường tiêu thụ góp phần điều hoà giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng; giữa hàng hoá và tiền tệ; giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán… Đồng thời là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng nghành, từng vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Kết cấu đề tài:
Phần I
Lý luận chung về hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
Phần II
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải châu
Phần III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở công ty bánh kẹo hải châu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16