Mã tài liệu: 260888
Số trang: 27
Định dạng: zip
Dung lượng file: 80 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống ngân hàng trong bất kỳ một nền kinh tế nào cũng luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Với tư cách là một định chế tài chính trung gian, hệ thống ngân hàng không những chỉ thực hiện tốt việc huy động, phân phối lại nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân mà còn thực hiện việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính hiệu quả trong hoạt động kinh tế, sự phồn thịnh hay suy thoái của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ một cách linh hoạt có hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để đánh giá được hiệu quả trong hoạt động kinh tế thì cách tốt nhất là phải đánh giá được chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Việc lượng hoá chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng lại chỉ có thể được thực hiện thông qua công tác kiểm toán.
Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, những yêu cầu đòi hỏi về chất lượng của thông tin đặc biệt là thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong nền kinh tế đã ngày càng khẳng định vai trò của công tác kiểm toán nội bộ cũng là một trong những hình thức của kiểm toán trong đó nó nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp ở từng bộ phận, từng đơn vị.
Ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán nói chung cũng bắt đầu được thực hiện vào cuối những năm 80 và kiểm toán nội bộ được áp dụng thực hiện vào đầu những năm 90-91. Sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng đã tác động lớn đến tính hiệu quả, xu hướng hoạt động của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế - mọi doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh trong đó có các NHTM đều phải điều chỉnh và hoàn thiện các hoạt động của mình nhằm xây dựng tổ chức mình ngày càng mạnh mẽ hơn, tạo sự tin cậy hơn trong công chúng để tăng sức cạnh tranh của mình trong nền kinh tế. Hệ thống NHTM Việt Nam cũng thực hiện hoạt động KTNB xuất phát từ chính nhu cầu của mình để tạo ra những động lực thúc đẩy phát triển.
Nội dung đề tài bao gồm những phần sau:
Phần I: Những vấn đề lý luận về KTNB trong các NHTM Việt Nam
I. Bản chất, chức năng và nhiệm vụ của KTNB
II. Nội dung, hình thức của KTNB
III. Sự cần thiết phải KTNB trong các NHTM
Phần II: Thực trạng của hoạt động KTNB trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các ý kiến đề xuất
I. Thực trạng khó khăn
II. Ý kiến đề xuất
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 769
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 18