Mã tài liệu: 214187
Số trang: 28
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 329 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi
ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót; việc bảo đảm an toàn trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại (NHTM) không những được các nhà kinh doanh
NH quan tâm mà còn là mối quan tâm của người gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà
nước và của toàn xã hội vì sự phá sản của một NH có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền
trong hệ thống tài chính – ngân hàng, kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngành kinh
tế khác và ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt
động kinh doanh NH, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan
quản lý Nhà nước còn đòi hỏi bản thân các NHTM phải có những biện pháp hữu hiệu,
mà biện pháp quan trọng nhất là NHTM phải thiết lập được hệ thống kiểm tra kiểm
soát (KTKS) và KTNB “đủ mạnh” với môi trường kiểm soát đầy đủ và hiệu quả.
Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO mà vấn đề
Kiểm toán nội bộ (KTNB) ở Việt Nam (VN) nói chung và của ngành NH nói riêng
đang có nhiều vấn đề tồn tại cần quan tâm giải quyết. Theo đánh giá của các nhà khoa
học và các chuyên gia Ngân hàng Thế giới thì hiện tại một trong những vấn đề tồn tại
lớn nhất của Việt Nam là hoạt động kiểm tra kiểm soát và KTNB còn yếu, thiếu tính
độc lập; hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý (MIS) còn
chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Mặt khác, cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn về mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, KTNB trong các
NHTM ở VN còn chưa được hoàn thiện dẫn đến hiệu quả KT chưa cao. Vấn đề là phải
tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB. Đó là điều kiện cần
thiết, cấp bách để các NHTM Việt Nam cạnh tranh và hội nhập, tạo uy tín cho ngành
Ngân hàng nói chung và cho các NHTMNN nói riêng trên thị trường Quốc tế.
Là một người đã từng gắn bó với công việc kiểm tra kiểm soát (KTKS) và
KTNB từ hơn 10 năm nay, tác giả đã có rất nhiều trăn trở. Bằng thực tiễn công việc và
kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn thể hiện những trăn trở của mình vào đề tài
“Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB trong các Ngân hàng
thương mại nhà nước (NHTMNN) ở Việt Nam” với mong muốn góp phần vào việc
hoàn thiện hệ thống KTKS và KTNB, nâng cao hiệu quả công tác KTNB trong các
NHTMNN ở Việt Nam theo định hướng của ngành NH để góp phần nhỏ bé vào việc
tìm ra lời giải cho bài toán về nâng cao hiệu quả KTNB trong các NHTMNN ở VN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 768
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 219
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1466
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16