Mã tài liệu: 128013
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là phải có một lượng vốn nhất định. Vốn vừa là cơ sở, vừa là phương tiện cho quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hay nói đúng hơn không có vốn doanh nghiệp không thể thực hiện bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào.Hơn nữa, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay là phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Sử dụng vốn có hiệu quả nghĩa là phải bảo toàn được số vốn bỏ ra và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở nhưng vẫn dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định của lụât pháp. Quản lý và sử dụng VKD có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường.
Và như ta đã biết, với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế cuối cùng là mức doanh lợi thu được. Điều này phụ thuộc vào vấn đề sử dụng vốn có hợp lý hay không. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết, lựa chọn phương án đầu tư có tính khả thi, đem lại hiệu quả cao, lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực...
Vì vậy, có thể nói tổ chức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD đang là một vấn đề bức xúc đặt ra đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Trong cơ chế tập trung bao cấp trước kia, các doanh nghiệp nhà nước hầu hết được nhà nước bao cấp về vốn, bao cấp về giá, số còn lại được ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi... Cơ chế đó đã gây ra sự ỷ lại của các doanh nghiệp nhà nước, tình trạng "lã i giả lỗ thật" bội chi diễn ra trong nhiều năm và hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn.
Bước sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng khó khăn, bộc lộ những yếu kém trong sản xuất kinh doanh.
Thực tế đã chứng minh khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau một cách bình đẳng nếu doanh nghiệp nào "trường vốn" thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội và ưu thế hơn trên con đường đạt tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, để đạt được lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng, uy tín, giá cả, vững vàng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Đây là một đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về VKD:
Chương II - Thực trạng về tình hình quản lý
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16