Mã tài liệu: 259491
Số trang: 43
Định dạng: doc
Dung lượng file: 602 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU &
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập cùng thế giới, xu hướng cạnh tranh ngày càng cao. Trên thị trường mỗi ngày càng đa dạng về chủng loại mặt hàng cũng như về giá cả, các sản phẩm trong nước ngày càng khẳng định vị thế của mình so với hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp phấn đấu chiếm lĩnh thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, tận dụng hoặc tự tạo ra cơ hội cho cạnh tranh, mục đích tạo mức doanh thu mong muốn. Trong quá trình kinh doanh các danh nghiệp phải luôn gắn bó mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả. Trong khi các yếu tố sản xuất ngày càng khan hiếm đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định được “sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ?” nhằm đẩy mạnh sự gia nhập của sản phẩm vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh đây là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Vì thế danh nghiệp phải có hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý – nghĩa là giảm giá thành sản phẩm tăng khối lượng hàng hóa bán ra trong khi chất lượng luôn được cải thiện và nâng cao. Vì thế, chi phí cũng là vấn đề không kém phần quan trọng đối với doanh nghiệp, ví dụ: chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như thế nào là hợp lý? điều tiết mức chi phí sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều chỉnh giảm chi phí nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
DOANH THU và CHI PHÍ hình thành nên LỢI NHUẬN – là mục tiêu phấn đấu mà doanh nghiệp luôn hướng đến – thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh sau mỗi chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Mức lợi nhuận đạt như mong muốn giúp doanh nghiệp thực hiện tái đầu tư hoặc mở rộng đầu tư hoạt đọng sản xuất kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp của mình,thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Mặt khác, thông qua kết quả sản xuất kinh doanh góp phần phản ánh, đánh giá tầm quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .
Xuất phát từ những vấn đề trên, hình thành ý tưởng để em quyết định nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 222
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 168
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 17