Mã tài liệu: 129152
Số trang: 198
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của các quốc gia trong thời đại ngày nay. Quá trình toàn cầu hóa khu vực và thế giới đã dẫn đến hội nhập kinh tế trên phạm vi quốc tế. Trong xu thế đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời đại nên đã chủ động thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế.
Quá trình hội nhập được diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Quá trình hội nhập về kinh tế đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng trở nên sôi động, đa dạng và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn. Quá trình này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường thế giới. Bên cạnh phương thức giao dịch mua bán thông thường, trên thị trường thế giới còn diễn ra những giao dịch đặc biệt, đó là giao dịch mua bán hàng hóa ở thị trường giá cả tương lai; mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với những ứng dụng đa dạng của Internet đã xuất hiện loại hình thương mại điện tử bên cạnh hình thức thương mại truyền thống. Bên cạnh đó, các công cụ tài chính như Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn v.v... đã bước đầu được áp dụng ở Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp áp dụng để dự phòng rủi ro hối đoái, đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trước sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Hệ quả của các quá trình này đã dẫn đến một số những vấn đề cần được thay đổi và bổ sung trong kế toán các nghiệp vụ nói chung và doanh thu bán hàng nói riêng.
Quá trình hội nhập về kinh tế dẫn đến hội nhập trong lĩnh vực kế toán là một tất yếu khách quan, được xem là một trong những cơ sở nền tảng và tiền đề đối với sự thành công của quá trình hội nhập. Quá trình này đã tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế và các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Chuẩn mực kế toán "Doanh thu và thu nhập khác" của Việt Nam đã được ban hành, cùng với hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp không ngừng được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế. Tuy nhiên, trong sự biện chứng của quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn đề mới phức tạp nảy sinh từ thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng nhưng chưa được qui định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán về doanh thu bán hàng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán doanh thu bán hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 197
👁 Lượt xem: 94
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 197
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 197
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 198
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16