Mã tài liệu: 220244
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,589 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nước (NSNN) là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước do Hiến pháp qui định.
Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng qui mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Qui mô và cơ cấu thu chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền kinh tế. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội (KTXH). NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện việc quản lý, kiểm soát nền kinh tế. NSNN trực tiếp đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn nhân lực, trí lực (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học .) thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội.
Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng có hiệu quả vốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình.
Luật NSNN (2002) trao thêm quyền tự chủ về ngân sách (NS) cho các địa phương. Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền các cấp; xây dựng định mức phân bổ ngân sách (ĐMPBNS) và mức phân bổ NS cho các ngành, các cấp. Các ĐMPBNS cho NS cấp huyện, xã được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn định NS (3-5 năm). Việc xây dựng đầy đủ các ĐMPBNS ở tất cả các lĩnh vực là việc làm hoàn toàn mới.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc nào đề cập đến phương pháp phân bổ NSNN ở địa phương. Chưa có tài liệu nào có thể cung cấp các căn cứ khoa học hoặc cơ sở, phương pháp giúp cho Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh trong việc xây dựng ĐMPBNS. Việc phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cách thức phân bổ của những năm trước (phân bổ NS tăng dần hàng năm) hoặc mô phỏng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ĐMPBNS chi thường xuyên giữa ngân sách trung ương (NSTW) với ngân sách địa phương (NSĐP). Thậm chí việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của người quản lý, chưa hình thành căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ một cách khoa học nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình phân bổ NSNN, gắn chặt với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH và hiệu quả đầu ra, kết quả .
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 – 2010” nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển KTXH là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
+ Mục tiêu chung
Trên cơ sở qui trình lập dự toán NSNN, tình hình phân bổ vốn đầu tư, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN hiện hành để đánh giá kết quả phân bổ NSNN phân theo ngành từ năm 2001 đến 2006. Xây dựng căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ NSNN cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố đảm bảo công bằng, minh bạch, phát huy hiệu quả sử dụng vốn và góp phần đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2010.
+ Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN; phân bổ NSNN. Cung cấp cơ sở phương pháp luận về xây dựng ĐMPBNS giúp cho HĐND và UBND các địa phương có cơ sở vận dụng, thiết lập các ĐMPBNS trong phạm vi quản lý của mình.
- Đánh giá thực trạng công tác phân bổ NSNN và những kết quả đạt được, những bất cập, tồn tại trong việc sử dụng NSNN giai đoạn 2001 - 2006.
- Xác định định hướng phân bổ NSNN cho các ngành; xây dựng các căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ.
- Thông qua công tác phân bổ NS để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch KTXH gắn kết kế hoạch với NS nhằm triển khai thực hiện.
- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các giải pháp nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phân bổ NSNN ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phân bổ, giám sát, quyết định NSNN của HĐND, UBND, cơ quan tài chính các cấp.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn công tác phân bổ NSNN ở Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là công tác phân bổ NSNN chi cho ĐTPT, chi thường xuyên giai đoạn 2001 - 2006; các giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ NSNN tỉnh nhằm thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2010.
4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh giai đoạn 2001 - 2006.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2007 - 2010
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 1432
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1707
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16