Mã tài liệu: 273066
Số trang: 89
Định dạng: zip
Dung lượng file: 274 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
MỞ ĐẦU
***
Một trong những đặc trưng của thị trường chứng khoán là hoạt động theo nguyên tắc trung gian. Theo nguyên tắc này, các giao dịch trên thị trường chứng khoán bắt buộc phải được thực hiện qua công ty chứng khoán và nhân viên môi giới chứng khoán. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho các chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và hợp pháp, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, duy trì hoạt động lành mạnh của cả thị trường.
Môi giới chứng khoán là hoạt động nghiệp vụ mang tính nhà nghề cao, đòi hỏi đặc biệt về kỹ năng, nghiệp vụ, chất lượng, đạo đức, đồng thời đỏi hỏi một môi trường hỗ trợ tương đối phức tạp ( về tổ chức, pháp luật, thiết bị, văn hoá, xã hội) . Thị trường chứng khoán phát triển trình độ cao là tiền đề để hoạt động môi giới có thể đảm nhận tốt chức năng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính. Ngược lại, trong một thị trường tài chính còn thô sơ, sự xuất hiện và phát triển hoạt động môi giới chứng khoán sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty chứng khoán cũng được thành lập và đi vào hoạt động. Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ cơ bản mà hầu hết mọi công ty chứng khoán đều tham gia song mới ở mức độ rất thấp và không có sự gắn kết quyền lợi, trách nhiệm với nhau và với khách hàng. Nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa thực sự đúng với nghiệp vụ môi giới vẫn thường thấy trên các thị trường chứng khoán thế giới. Để thu hút được đông đảo nhà đầu tư và trở thành một hoạt động dịch vụ có uy tín và chất lượng, hoạt động môi giới sẽ phải thay đổi và phát triển hơn nữa. Nhận thức được điều đó, sinh viên chọn đề tài:” Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
- Chuyên đề cố gắng đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận , phương pháp luận về Công ty chứng khoán và nghiệp vụ môi giới chứng khoán, vai trò của nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Từ đó làm sáng tỏ sự cần thiết phải phát triển nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán Việt Nam
- Chuyên đề đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động môi giới của các CtyCK Việt Nam trong thời gian qua.
- Từ phân tích thực trạng và phương hướng phát triển, chuyên đề mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là tình hình hoạt động môi giới chứng khoán ở các CtyCK Việt Nam giai đoạn 2000-2003. Chuyên đề đi sâu phân tích nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của nghiệp vụ này ở các CtyCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề chỉ giới hạn nghiên cứu tình hình hoạt động môi giới chứng khoán của các CtyCK Việt Nam. Nghiên cứu những quan điểm, phương hướng, một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chuyên đề đã sử dụng một hệ thống các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận, dựa vào Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các Uỷ ban Chứng khoán, Bộ ngành có liên quan.
Chuyên đề dùng phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp phân tích thống kê để đánh giá và rút ra những mặt làm được và những tồn tại trong hoạt động môi giới chứng khoán của các CtyCK Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Thu thập thông tin tư liệu, tài liệu tham khảo nghiên cứu chọn lọc kinh nghiệm các nước với tư duy khoa học, khách quan và thực tiễn để đề xuất kiến nghị những định hướng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam.
Kết cấu chuyên đề: Ngoài lời mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Chuyên đề gồm có ba phần chính chính:
Chương I: Công ty chứng khoán và nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Chương II: Thực trạng nghiệp vụ Môi giới chứng khoán của các CtyCK tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán của các CtyCK tại Việt Nam.
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Hoàng Xuân Quế, ông Trần Hoài Nam- Trưởng phòng quản lý kinh doanh chứng khoán cùng các cô, chú cán bộ, chuyên viên của Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán – Uỷ ban chứng khoán Nhà nước để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 231
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16