Mã tài liệu: 121075
Số trang: 88
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế
Năm 2009 khép lại với những thành tựu to lớn cả về Kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao và tài chính. 2009 được coi là năm thành công về đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của nước ta, Việt Nam và Trung quốc hoàn thành phân giới cắm mốc trên đất liền, cũng trong năm 2009 với vai trò và sự đóng góp của Việt Nam tại ASEAN được đánh giá là tích cực và nổi bật với nhiều sáng kiến, nhiều nước trên thế giới coi Việt Nam là cầu nối quan trọng để đến với ASEAN, nhất là vào năm 2010 khi Việt Nam nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Về tăng trưởng kinh tế,cả nước chặn được sự giảm sút về kinh tế, lấy lại đà phục hồi và phát triển kinh tế theo chiều hướng tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2009 ở mức 5,2%. Thu hút ODA cao kỷ lục trên 8 tỷ USD. Cũng trong giai đoạn này, các cam kết gia nhập của Việt Nam vào WTO đang có hiệu lực, cần nắm bắt những cam kết để tận dụng những cơ hội có thể phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, cho mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong những năm đầu tiên của công cuộc hội nhập, vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Để thực hiện vai trò của mình, ngoài hệ thống pháp luật, quản lý vốn đầu tư từ Nguồn vốn Ngân sách Trung ương đóng vai trò quan trọng.
Quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương được coi là vấn đề lớn, phức tạp và khá nhạy cảm. Nó liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều ngành, nhiều cấp và cơ quan quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương. Trong những năm qua, hệ thống chính sách cơ chế quản lý vốn đầu tư luôn được bổ sung, sửa đổi nhằm theo kịp những đòi hỏi của điều kiện mới, dần từng bước phù hợp với thông lệ Quốc tế trong quá trình hội nhập. Trong thời gian qua, Ngân sách Trung ương đã giảm thiểu dần tính chất bao cấp của nó, thay vào đó là nâng cao ý thức trách nhiệm, mở rộng quyền hạn cho các cấp các ngành và các thành phần kinh tế trong việc quản lý đầu tư. Tuy nhiên những chuyển biến đó còn diễn ra chậm chạp và tình trạng lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách Trung ương còn phổ biến. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ công tác quản lý Nhà nước về đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 195
👁 Lượt xem: 2209
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 193
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 258
👁 Lượt xem: 3596
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1260
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 28
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 23
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 1057
⬇ Lượt tải: 17