Mã tài liệu: 81116
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 487 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất không đủ tiêu dùng, qua gần 15 năm đổi mới Việt Nam đã và đang từng bước vươn lên, bước đầu khẳng định được uy tín, chinh phục được mọi khách hàng, chiếm lĩnh thị trường lớn, ổn định góp phần nâng cao vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Hiện nay với cơ chế mở cửa, các thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng theo hiến pháp và pháp luật. Nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đòi hỏi các doaSnh nghiệp phải luôn luôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở rộng sản xuất.
Theo tính toán và dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển trong tương lai gần nhu cầu về vốn sẽ rất lớn để tạo ra nănglực sản xuất mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vốn đầu tư từ ngân sách mà nhà nước có thể trực tiếp bố trí từ 35% đến 39%, còn lại sẽ huy động từ nhiều nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức... Như vậy nhu cầu vốn tín dụng trung – dài hạn của các thành phần kinh tế nhằm xây dựng mới, đổi mới công nghệ, cải tạo và mở rộng sản xuất trong thời gian tới là rất lớn...Các tổ chức tín dụng hình thành mạng lưới trên hầu khắp các địa bàn cả nước. Ngoài hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh còn có các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh... Nghiệp vụ ngân hàng cũng được đổi mới và từng bước hiện đại hoá, tiếp cận với công nghệ và thông lệ quốc tế. Với hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa dạng, ngân hàng đã phần lớn thoả mãn nhu cầu của khách hàng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Ngày nay ngân hàng đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế đang trong thời kì mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường, môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp lí đang dần được thực hiện nên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang gặp nhiều khó khăn, nhất là chất lượng tín dụng trung – dài hạn chưa cao mà biểu hiện là nợ quá hạn, nợ khó đòi lớn. Như vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của ngành ngân hàng. Vấn đề càng trở nên cần thiết và bức xúc với hệ thống NHNNo có thị trường tín dụng chủ yếu là khu vực nông thôn.
Kết cấu đề tài gồm:
Chương 1 : Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng trung & dài hạn tại NHTM
Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng trung & dài hạn tại SDG NHNo&PTNT VN
Chương 3 : Giảp pháp năng cao chất lượng tín dụng trung & dài hạn tại SDGNHNo&PTNTVN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 20
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 151
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 17