Mã tài liệu: 237401
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 317 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội ở các nước. Du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch cũng đã trở thành một ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia và trên qui mô toàn cầu. Du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng, nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo việc làm và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Là một quốc gia có sông dài, biển rộng, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế và hàng chục triệu người Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đang được chú trọng đầu tư và có những bước khởi sắc.
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, mãnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hóa. Với diện tích 6.090km2, dân số 1,3 triệu người, Hà Tĩnh có tiềm năng du lịch khá phong phú. Về tài nguyên du lịch tự nhiên có các bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẽ Gỗ, núi Hồng sông La . Về tài nguyên du lịch nhân văn đó là các di tích lịch sử văn hóa như Ngã ba Đồng Lộc, khu lưu niệm Nguyễn Du,khu mộ Trần Phú, chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên; là các lễ hội truyền thống như lễ hội chùa Hương, hội Hạ Thủy ở Cẩm Nhượng, hội đua thuyền ở Hồng Lĩnh .; các làng nghề truyền thống như nghề gốm ở Cẩm Trang (Vũ Quang), nghề rèn Minh Chàng, Vân Lang ở Hồng Lĩnh . Đến với Hà Tĩnh du khách cũng sẽ được thưởng thức vị ngọt thắm của Cu Đơ, vị tươi ngon của bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, hồng Đông Lộ .,với những món hải sản như Mực Cửa Nhượng, cua, ghẹ Xuân Thành .Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca nặng nghĩa tình của người dân xứ nghệ .Chính những tiềm năng trên là cơ sở quan trọng để du lịch Hà Tĩnh phát triển. Những năm gần đây Hà Tĩnh tập trung đầu tư phát triển du lịch và bước đầu được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh còn nhiều tồn tại như tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư đúng mức, sự phối hợp trong các ngành, các cấp còn thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch, lực lượng lao động của ngành còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, hoạt động lữ hành còn bộc lộ nhiều yếu kém, khai thác du lịch phần nhiều còn ở du lịch dạng tự nhiên, mang tính thời vụ nên doanh thu của ngành chưa cao, lượng khách thu hút được còn hạn chế. Tình hình trên đòi hỏi Hà Tĩnh phải có những giải pháp hữu hiệu hơn về ngành du lịch nhằm làm cho du lịch của tỉnh phát triển một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.
Vì vậy việc tìm hiểu tình hình phát triển du lịch ở Hà Tĩnh, qua quá trình kết hợp nghiên cứu lí thuyết và khảo sát thực tế tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch đang diễn ra trên địa bàn tỉnh góp phần đưa ra các giải pháp thúc đẩy du lịch Hà Tỉnh phát triển là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này mà tôi chọn đề tài "Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2001 đến 2007 và định hướng phát triển đến 2015."
2. Lịch sử nghiên cứu
Ngành du lịch hiện đại đã hình thành và phát triển vào thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, ngành du lịch đã đứng trong danh mục các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh và vững chắc. Ở nước ta việc tiếp cận du lịch chỉ mới được quan tâm vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi đời sống vật chất, văn hoá của ngưòi dân bắt đầu có sự ổn định.Tuy nhiên cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển du lịch ở Việt Nam. Liên quan đến du lịch Hà Tĩnh thì chưa có một công trình cụ thể của cá nhân nào. Phần lớn các bài viết nghiên cứu về du lịch Hà Tĩnh thường là của Sở thương mại và du lịch Hà Tĩnh:
- Quy hoạch du lịch Hà Tĩnh 2007-Công ty cổ phần in Hà Tĩnh 2007
- Du lịch Hà Tĩnh- Công ty in Nghệ An.
Ngoài ra còn có các bài viết về du lịch Hà Tĩnh đăng trên các báo, các tạp chí ra hàng tháng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, dựa trên cơ sở lý luận chung về du lịch tác giả muốn tìm hiểu tình hình phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2001-2007. Trên cơ sở đó định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch ở Hà Tĩnh. Hy vọng đề tài góp phần làm phong phú thêm những tài liệu nghiên cứu về du lịch Hà Tĩnh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.
- Xử lý nguồn tài liệu, các số liệu để rút ra những nhận xét về tình hình phát triển của hoạt động du lịch tỉnh Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu một số định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch tỉnh Hà Tĩnh, nêu một số ý kiến cá nhân.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Du lịch bao gồm nhiều thành phần cùng tồn tại trong một không gian có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Khi tiến hành nghiên cứu các thành phần du lịch ở các cấp khác nhau cần xem xét mối quan hệ qua lại bên trong chúng và với môi trương bên ngoài. Quan điểm này là cơ sở để hình thành hệ thống du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu, đảm bảo cho tính khách quan, khoa học trong nghiên cứu.
4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các yếu tố du lịch của một lãnh thổ là một hệ thống, chúng cùng tồn tại có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch thường có nhiều nguồn lực để phát triển du lịch. Vì thế quan điểm này dược vận dụng thông qua việc nghiên cứu cả hệ thống của tiềm năng du lịch và việc phát triển du lịch ở Hà Tĩnh thông qua từng yếu tố, thành phần của hệ thống đó.
4.1.3 Quan điểm sinh thái kinh tế bền vững
Phát triển bền vững trở thành một mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhân loại trong thế kỷ XXI. Vì thế bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng vậy, tiêu chuẩn để đánh giá không chỉ là hiệu quả kinh tế của nó mà còn phải gắn với công tác bảo vệ môi trường. Làm sao để vừa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vừa đảm bảo cho môi trường được ổn định tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế. Do đó quan điểm kinh tế- sinh thái được vận dụng nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và con người, thông qua mối quan hệ tác động qua lại đó con người phải biết khai thác tài nguyên du lịch đúng mức, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường ổn định. Quan điểm này cũng là một quan điểm chủ đạo để nghiên cứu đề tài.
4.1.4 Quan điểm lịch sử-viễn cảnh
Các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế trên một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh và phát triển. Vì thế, quan điểm này được vận dụng để phân tích, tổng hợp quá trình hình thành phát triển của hệ thống du lịch, cũng như xem xét thực trạng phát triển du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch, các chiến lược, mục tiêu phát triển du lịch cho tương lai. Qua đó chúng ta biết được giá trị của tài nguyên du lịch trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo được hướng phát triển trong tương lai.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, xữ lý, phân tích, tổng hợp tài liệu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này đòi hỏi nhiều nguồn tài liệu từ các cơ quan, tổ chức khác nhau. Vì thế cần phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài. Sau đó tiến hành phân tích, xử lý các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn nhằm đưa ra các dự báo, các chiến lược, giải pháp trong tương lai
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 179
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 179
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16