Mã tài liệu: 256896
Số trang: 119
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,124 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài .01
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .02
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .02
4. Phương pháp nghiên cứu .06
5. Bố cục của khoá luận .07
Chương 1: Tổng quan về các quốc gia Nga - Pháp - Đức và mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam .08
1.1. Tổng quan về Liên bang Nga và Quan hệ Việt - Nga . 08
1.1.1. Thông tin cơ bản về Liên bang Nga .08
1.1.1.1. Giới thiệu chung .08
1.1.1.2. Lịch sử .09
1.1.1.3. Chính trị - Đối ngoại .09
1.1.1.4. Kinh tế - Xã hội .12
1.1.2. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga .13
1.1.2.1. Quan hệ Chính trị .13
1.1.2.2. Quan hệ Kinh tế - Thương mại, Đầu tư .14
1.1.2.3. Quan hệ Văn hoá - Khoa học - Giáo dục .15
1.2. Tổng quan về Cộng hoà Pháp và Quan hệ Việt - Pháp .16
1.2.1. Thông tin cơ bản .16
1.2.1.1. Giới thiệu chung .16
1.2.1.2. Lịch sử .16
1.2.1.3. Chính trị, Đối ngoại và Quốc phòng .17
1.2.1.4. Kinh tế - Xã hội .19
1.2.2. Quan hệ Việt Nam - Cộng hoà Pháp .21
1.2.2.1. Quan hệ Chính trị .21
1.2.2.2. Quan hệ Kinh tế - Thương mại, Đầu tư .22
1.2.2.3. Quan hệ Văn hoá - Khoa học - Giáo dục .23
1.3. Tổng quan về Cộng hoà Liên bang Đức và Quan hệ Việt - Đức .27
1.3.1. Thông tin cơ bản về Cộng hoà Liên bang Đức .27
1.3.1.1. Giới thiệu chung .27
1.3.1.2. Lịch sử .27
1.3.1.3. Chính trị - Đối ngoại .28
1.3.2. Quan hệ Việt Nam - Cộng hoà Liên bang Đức .30
1.3.2.1. Quan hệ Chính trị và Ngoại giao .30
1.3.2.2. Quan hệ Kinh tế .30
1.3.2.3. Hợp tác phát triển .31
1.3.2.4. Quan hệ Văn hoá - Khoa học - Kỹ thuật .31
1.3.2.5. Cộng đồng người Việt tại Đức .
33Tiểu kết chương 1 .34
Chương 2: Về Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Nga - Pháp - Đức giai đoạn 2005 - 2010 .35
2.1. Vài nét về Những ngày Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài .35
2.2. Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Nga .38
2.2.1. Ngày Văn hoá Việt Nam tại Nga năm 2005 .38
2.2.2. Ngày Văn hoá Việt Nam trên quê hương Lênin vào năm 2006 .39
2.2.3. “Những ngày Hà Nội ở Moscow” 2008 .41
2.2.4. Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Nga năm 2008 .42
2.2.5. Ngày Văn hoá Việt Nam tại Nga năm 2009 .43
2.2.6. Ngày Văn hoá Việt Nam tại Saint Peterburg năm 2009 .44
2.2.7. Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Vlađi Vostok năm 2010 .46
2.2.8. Nhận xét, đánh giá .47
2.3. Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Pháp .51
2.3.1. Ngày Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Nantes năm 2005 .51
2.3.2. Ngày Việt Nam tại Pháp năm 2005 .53
2.3.3. Giới thiệu Văn hoá Việt Nam tại Pháp năm 2006 .54
2.3.4. Những ngày Việt Nam tại Pháp năm 2007 .55
2.3.5. Triển lãm Văn hoá Việt Nam tại Pháp năm 2009 .57
2.3.6. Tuần Việt Nam tại Lyon (Pháp) năm 2009 .58
2.3.7. Việt Nam tham gia Ngày hội Văn hoá các nước trên thế giới tại Pháp năm 2009 .60
2.3.8. Tổ chức “Những ngày Văn hoá Hà Nội” tại Pháp năm 2010 .61
2.3.9. Văn hoá Việt đến những vùng đất xa xôi của Pháp năm 2010 .61
2.3.10. Triển lãm “Di sản Văn hoá Việt Nam” tại Pháp năm 2010 .62
2.3.11. Nhận xét, đánh giá .64
2.4. Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức .68
2.4.1. Ngày Việt Nam tại “Hội chợ Du lịch Quốc tế Béc lin” năm 2005 .68
2.4.2. Tuần Văn hoá Việt Nam tại Béc lin năm 2005 .70
2.4.3. Đoàn nghệ thuật Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam biểu diễn tại Béclin năm 2008 .72
2.4.4. Việt Nam dự “Lễ hội đường phố Lichtenberg” năm 2009 .73
2.4.5. Cộng đồng người Việt dự Lễ hội Việt Nam tại Đức năm 2009 .74
2.4.6. “Đêm Văn hoá - Ẩm thực Việt Nam” tại Đức năm 2009 .75
2.4.7. Ngày Văn hoá Việt Nam tại Đức năm 2009 .77
2.4.8. “Năm Việt Nam tại Đức” và “Năm Đức tại Việt Nam” năm 2010 .78
2.4.9. Nhận xét, đánh giá .80
Tiểu kết chương 2 .85
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sự kiện “Những ngày Văn hoá Việt Nam” ở châu Âu góp phần phát triển du lịch Việt Nam . 86
3.1. Về mục đích và cách thức tổ chức .87
3.1.1. Gắn với định hướng phát triển du lịch .87
3.1.2. Mở rộng lý do tổ chức và thu hút nhà đầu tư tổ chức .91
3.1.3. Lựa chọn địa điểm tổ chức .94
3.2. Về nội dung hoạt động .96
3.2.1. Thiết kế nội dung phù hợp với địa điểm tổ chức và lý do tổ chức .96
3.2.2. Đa dạng hoá nội dung hoạt động và triển lãm .98
3.2.3. Tăng cường những nội dung hoạt động thể hiện quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và quốc gia nơi tổ chức sự kiện . 100
Tiểu kết chương 3 .104
Phần kết luận .105
Tài liệu tham khảo .107
Phụ lục .110
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thiên niên kỉ mới, Việt Nam sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới
đã đạt được. rất nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội. Từ một đất nước quanh năm thiếu ăn thì nay chúng ta đã trở thành quốc
gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, nhân dân trong nước có đời sống vật
chất, tinh thần ngày càng tốt hơn; trẻ em cơ bản đã phổ cập thành công bậc tiểu
học và tiến tới sẽ phổ cập bậc trung học cơ sở; từ chỗ ở thế đối đầu với nhiều
quốc gia, Việt Nam đã chủ động hội nhập với khu vực và làm bạn với các quốc
gia tiến bộ trên thế giới.
Có thể nói chưa bao giờ chúng ta lại có nhiều bạn bè như bây giờ. Đây là
một cơ hội tốt cho sự phát triển của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo ra
những thách thức không nhỏ. Chủ trương của Việt Nam khi hội nhập quốc tế là
“hòa nhập” chứ không “hòa tan” vì thế chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam trong đời sống hàng ngày của nhân
dân cũng như trên trường quốc tế. Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử
và truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc, nhưng để phát huy, giới thiệu những
truyền thống văn hóa đó đến với bạn bè quốc tế thì bên cạnh việc thu hút khách
quốc tế đến tham quan du lịch, chúng ta cũng cần phải thường xuyên chủ động
tổ chức các hoạt động giới thiệu về văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Và những
sự kiện như Ngày văn hóa, Đêm văn hóa, Tuần văn hóa, thậm chí là Năm văn
hóa Việt Nam tại nước ngoài được tổ chức ngày càng nhiều những năm gần đây
chính là để phục vụ cho mục tiêu ấy. Đây không chỉ là dịp để cho bạn bè trên thế
giới tìm hiểu về đất nước, con người và truyền thống văn hóa của Việt Nam mà
còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác đối ngoại của Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực với các nước bạn bè trên thế giới.
Không chỉ có vậy, thông qua Những ngày Văn hóa Việt Nam tại nước
ngoài, du khách quốc tế đã được biết đến nhiều hơn, có một cái nhìn sâu sắc và
chân thực hơn về hình ảnh một đất nước Việt Nam xinh đẹp, thân thiện hiếu
khách, có bề dày truyền thống văn hóa đặc sắc Từ đó họ bắt đầu nảy sinh nhu
cầu được tìm đến với Việt Nam để được tận mắt kiểm chứng và chiêm nghiệm
những giá trị văn hóa đó, qua đó góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam ngày càng
phát triển. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng, bên cạnh những ý nghĩa về mặt
ngoại giao và chính trị, việc tổ chức những sự kiện Ngày Việt Nam tại nước
ngoài đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động xúc tiến, quảng bá của
ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, kể từ khi ra đời cho
đến nay, việc tổ chức những sự kiện này vẫn chưa hoàn toàn được quy chuẩn,
đôi lúc còn mang tính chất tự phát, hay việc đầu tư đôi khi chưa được đúng mức,
chưa xứng tầm, chưa truyền tải được hết những thông điệp về đất nước và con
người Việt Nam Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã lựa chọn đề tài
“Tìm hiểu sự kiện Ngày Văn hóa Việt Nam tại một số quốc gia châu Âu giai
đoạn 2005 - 2010 đối với việc phát triển du lịch Việt Nam” cho bài khóa luận
tốt nghiệp của mình nhằm đem lại một cái nhìn khách quan, đầy đủ, và chính
xác về hiệu quả của việc tổ chức những sự kiện văn hóa này trong những năm
gần đây.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở thống kê, phân tích những Ngày văn hóa, Tuần văn hóa Việt
Nam được tổ chức tại nước ngoài, đặc biệt là tại một số quốc gia châu Âu tiêu
biểu như Nga, Pháp, Đức, tiến tới đánh giá những ảnh hưởng tích cực, thành
công và sức hút của sự kiện này đối với ngành du lịch Việt Nam nói riêng và
chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung. Đồng thời, với tư cách một cá
nhân, thống qua bài khóa luận, người viết cũng mong muốn đề xuất một số ý
kiến nhằm giúp cho công tác tổ chức, quảng bá và nội dung của sự kiện này
ngày một được tốt hơn, hiệu quả hơn.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ hợp tác hữu nghị với hàng trăm quốc gia
trên toàn thế giới. Hàng năm chúng ta tổ chức rất nhiều sự kiện văn hóa ở các
quốc gia này với sự phân bổ tương đối đồng đều trên phạm vi các châu lục, từ
những nước láng giềng gần gũi trong khu vực châu Á, châu Úc đến những quốc
gia xa xôi hơn ở châu Âu, châu Phi và cách đến nửa vòng trái đất như ở châu
Mỹ . Trong số các châu lục kể trên, từ xưa đến nay châu Âu vẫn luôn được nhà
nước ta xem là một đối tác chiến lược quan trọng và ngành du lịch Việt Nam
cũng xem đây là một thị trường khách du lịch tiềm năng có nhu cầu du lịch và
khả năng chi trả cao cần phải thu hút triệt để. Nhưng trong phạm vi hạn hẹp của
một đề tài khóa luận, người viết không thể đề cập đến tất cả Những ngày Văn
hóa Việt Nam đã được tổ chức tại các quốc gia châu Âu mà chỉ xin giới thiệu
các hoạt động văn hóa của Việt Nam tại một số quốc gia tiêu biểu ở Châu Âu
như Nga, Pháp, Đức và chỉ giới hạn trong phạm vi không gian từ năm 2005 -
2010. Lý do mà người viết lựa chọn 3 quốc gia này làm đối tượng nghiên cứu
chính xin được đưa ra như sau:
Ở châu Âu, có thể nói Cộng hòa liên bang Nga là quốc gia có quan hệ hợp
tác hữu nghị thân thiết bậc nhất với Việt Nam. Mối quan hệ này chính thức bắt
đầu từ khi Liên Xô cũ (tiền thân của Cộng hòa liên bang Nga ngày nay) công
nhận Việt Nam là một nước độc lập tự do vào ngày 30 - 01 - 1950. Sáu mươi
năm trước, sau tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về
việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới ngày 14-01-
1950, vào ngày 30-1-1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế
giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền
móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau
này. Thực tế đã chứng minh, 60 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga
ngày nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian cũng như
sự biến động của lịch sử. Ngay từ những ngày đầu lập nước, việc phát triển quan
hệ với Liên Xô luôn là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Liên Xô là sự kiện trọng đại trong lịch sử của tình hữu nghị Việt -
Xô và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã không ngừng phát triển,
và được củng cố trên tất cả các bình diện của đời sống kinh tế - chính trị - văn
hóa - xã hội. Từ mối quan hệ chiến lược đó, nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ
hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước và con
người Việt Nam một cách sâu rộng ở Nga, Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện
văn hóa Việt Nam ở Nga và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.
Khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn đang tăng lên theo từng năm, và nhân dân
Nga cũng ngày càng hiểu biết nhiều hơn về đất nước và con người Việt Nam.
(Nguồn baodatviet.vn)
Quốc gia thứ hai ở châu Âu có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Việt Nam
đó là Cộng hòa Pháp. Khác biệt hẳn với Nga, mối quan hệ Việt Nam - Pháp
được bắt đầu từ khá sớm và ban đầu hoàn toàn mang tính chất đối đầu. Pháp bắt
đầu vào xâm lược nước ta từ năm 1858, từ đó trở đi nhân dân ta đã rơi vào cảnh
lầm than khổ cực, bao nhiêu máu và nước mắt của người dân Việt Nam đã đổ
xuống để đổi lấy hòa bình và độc lập cho dân tộc như ngày hôm nay. Tuy nhiên
với mong muốn khép lại quá khứ để hướng tới tương lai, Việt Nam đã chủ động
làm bạn với Pháp, chính thức từ 12-4-1973. Bỏ qua những hận thù và những
hiểu nhầm trong quá khứ, Việt Nam và Pháp ngày càng có quan hệ ngoại giao
tốt đẹp. Hiện nay, Pháp đã trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai cho Việt Nam, sau
Nhật Bản, Pháp cũng là nhà đầu tư số một của EU tại Việt Nam và hàng năm có
rất nhiều du khách Pháp đến du lịch tại Việt Nam. Một trong những lý do khiến
du khách Pháp đến với Việt Nam chính là mối quan hệ lịch sử đặc biệt trong quá
khứ. Sau bao năm tháng chiến tranh và lập lại hòa bình thì dấu ấn của Pháp vẫn
còn in đậm trên đất nước Việt Nam với những công trình do Pháp xây dựng, hay
những công trình được xây dựng theo phong cách Pháp, văn hóa Việt Nam cũng
bị ảnh hưởng ít nhiều bởi văn hóa Pháp Do đó có thể khẳng định rằng giữa hai
quốc gia có nhiều lý do để không ngừng củng cố mối quan hệ bang giao chính
thức giữa hai nhà nước cũng như quan hệ hữu hảo thân thiện giữa nhân dân hai
nước. Ngày càng có nhiều sự kiện văn hóa Việt Nam được tổ chức ở Pháp, đồng
thời tại Việt Nam cũng đã diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa liên quan đến
Pháp, đó là một trong những tiền đề và cơ sở vững chắc để thiết lập tình đoàn
kết hữu nghị lâu dài giữa hai quốc gia.
Đất nước tiếp theo được đề cập đến trong bài viết này là Cộng hòa liên
bang Đức. Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức được thiết lập muộn
hơn so với Nga và Pháp (1975) và quan hệ trong quá khứ của Việt Nam với Đức
so với hai nước trên cũng không sâu sắc bằng nhưng Đức là một trong những
quốc gia lớn ở Châu Âu có nhiều tiềm năng để thu hút nên du lịch Việt Nam
cũng xem đây là một thị trường mục tiêu. Hơn nữa, trong những năm qua, nhiều
chuyến thăm cấp cao thường xuyên diễn ra giữa hai chính phủ đã tạo động lực
quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển sâu rộng và hiệu quả giữa hai
nước. Từ nhiều năm nay, Đức luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong Liên
minh châu Âu (EU) trên nhiều lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương
mại, đầu tư, văn hóa giáo dục và khoa học công nghệ. Hai nước đã ký kết nhiều
hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học;
đào tạo sĩ quan, nghiên cứu sinh mỗi năm . Ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế
Đức đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam và Đức luôn tin cậy, hiểu biết
lẫn nhau, có quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề quốc tế, cùng hợp tác và
ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương và quốc tế. Với mối quan hệ ngày càng
được củng cố đó, Việt Nam và Đức đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa để tăng
tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác, cùng pháp triển, nâng cao mối quan hệ ngoại
giao tốt đẹp giữa hai nước. Có thể nói rằng, các sự kiện văn hóa Việt Nam được
tổ chức ở Đức và các sự kiện văn hóa Đức được tổ chức ở Việt Nam đã là cầu
nối của mối quan hệ tốt đẹp này. Và năm nay, năm 2010 là năm kỷ niệm 35 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, sẽ diễn ra một sự kiện đặc
biệt quan trọng, đó là “Năm Việt Nam tại Đức” và “Năm Đức tại Việt Nam”. Sự
kiện này không chỉ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa hai quốc gia
mà tin rằng sẽ ngày càng có nhiều du khách Đức đến Việt Nam và ngược lại.
Về tên gọi của sự kiện “Ngày văn hóa Việt Nam” tại nước ngoài, trước
khi có Quy chế tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài của Thủ tướng chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng ban hành ngày 2-4-2010 (Quyết định số 33-2010-QĐ-TTg)
thì có thể nói rằng chưa có tên gọi thống nhất cho những sự kiện này1. Ngay cả
1 Theo Quy chế, tại Điều 1: Phạm vi điều chỉnh nêu rõ việc xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình hoạt động trong năm, tháng, tuần hoặc ngày Việt Nam ở nước ngoài (sau đây
được gọi chung là Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài) ở cấp quốc gia nhân dịp các
sự kiện quan trọng sau kỷ niệm ngày chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các
nước (www.baomoi.com).
những văn bản pháp qui của nhà nước, việc sử dụng nhiều tên gọi khác nhau để
chỉ chung một sự kiện văn hóa diễn ra tại cùng một quốc gia cũng là điều hết
sức bình thường. Căn cứ vào thời gian tổ chức, nếu được tổ chức trong phạm vi
một ngày, thường có các tên gọi như Ngày Việt Nam, Ngày Văn hóa Việt Nam
hay thậm chí là Đêm Việt Nam, Đêm văn hóa Việt Nam. Nếu được tổ chức từ 3,
4 ngày trở lên, đôi khi kéo dài đến hai tuần thì các nhà tổ chức, các trang báo
mạng, báo viết, truyền hình sẽ đưa tin về một Tuần văn hóa Việt Nam hay Tuần
lễ văn hóa Việt Nam, Tuần Việt Nam Nếu ở phạm vi kỉ niệm một sự kiện
ngoại giao trọng đại giữa Việt Nam và một quốc gia nào đó (như kỉ niệm 35
thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức) thì sự kiện đó sẽ được nâng tầm thành
Năm Việt Nam hay Năm văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy trong bài khóa luận
này cũng sẽ sử dụng linh hoạt các thuật ngữ kể trên tùy theo phạm vi thời gian tổ
chức của các sự kiện văn hóa này. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đề cập đến một
số Ngày văn hóa Việt Nam được tổ chức dưới dạng đặc biệt như Ngày Hà Nội ở
Moscow, vì mặc dù tên gọi có khác nhưng mục đích và ý nghĩa tổ chức cũng
như nội dung tổ chức của sự kiện này cũng không nằm ngoài khuôn khổ của
Những ngày Văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.
Về mặt thời gian nghiên cứu, theo tài liệu thống kê mà người viết tìm
được, sự kiện Ngày Việt Nam ở nước ngoài mới chỉ xuất hiện khoảng những
năm đầu của thế kỷ XXI và bắt đầu được tổ chức khá thường xuyên từ năm
2005. Chính vì vậy trong đề tài này người viết lựa chọn giai đoạn 2005 - 2010 là
phạm vi nghiên cứu chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Là phương pháp thu thập những
thông tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp
chí, Internet sau đó tiến hành xử lý chúng để có được những kết luận cần thiết
nhất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Do đây là một đề tài tương đối mới, ít
có công trình nghiên cứu chuyên sâu nên trong bài viết này, người viết chủ yếu
tiến hành thu thập và xử lý thông tin từ Internet.
- Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh: Đây là phương pháp không
thể thiếu được trong quá trình nghiên cứu định lượng trong quan hệ chặt chẽ về
mặt định tính của các hiện tượng và quá trình. Phương pháp thống kê được vận
dụng để thống kê những sự kiện văn hóa Việt Nam diễn ra Nga, pháp, Đức giai
đoạn 2005 - 2010. Sau đó, trên cơ sở thống kê sẽ tiến hành phân tích tác động
của những sự kiện này đến sự phát triển của du lịch Việt Nam, cụ thể là xem xét
lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng trong khoảng thời gian đó. Bên cạnh
đó, đề tài sẽ tiến hành so sánh về nội dung, mục đích tổ chức cũng như hiệu quả
tổ chức tại các quốc gia Nga, Pháp, Đức với một số quốc gia khác để đưa ra
những đánh giá khách quan và chân thực nhất.
5. Bố cục của khóa luận
Trong khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu
tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về các quốc gia Nga, Pháp, Đức và mối quan hệ
ngoại giao với Việt Nam. Chương này sẽ đem lại một cái nhìn khái quát nhất về
các quốc gia Nga, Pháp, Đức từ lịch sử hình thành đến thể chế chính trị, chính
sách ngoại giao cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đồng thời giới thiệu về
mối quan hệ hợp tác hữu nghị, những hiệp định song phương được kí kết giữa
Việt Nam và các quốc gia kể trên.
Chương 2: Về Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Nga, Pháp, Đức giai
đoạn 2005 - 2010. Chương này sẽ tập trung giới thiệu Những ngày Văn hóa Việt
Nam đã được tổ chức tại 3 nước Nga, Pháp và Đức trong thời gian từ năm 2005
đến năm 2010 đồng thời đưa ra những nhận xét và đánh giá chung về vai trò của
những sự kiên này đối với ngành du lịch Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sự
kiện Những ngày Văn hóa Việt Nam ở châu Âu góp phần phát triển du lịch
Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả có được từ chương 2, và dưới góc độ của
một cá nhân, người viết sẽ đề xuất một số kiến nghị đóng góp vào nội dung cũng
như cách thức tổ chức để sự kiện này ngày một hoàn thiện và hiệu quả hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17