Mã tài liệu: 147609
Số trang: 47
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,034 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
Du lịch là “sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc”. Trên thế giới du lịch hiện được xem là một trong những ngành dịch vụ hàng đầu, chiếm hơn 40% thương mại dịch vụ toàn cầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội mà nó mang lại.
Đối với Việt Nam, du lịch đã và đang đóng vai trò như một ngành kinh tế mũi nhọn, xương sống trong nền kinh tế của đất nước. Việt Nam đang cựa mình trở thành một điểm đến du lịch mới trên thế giới với nhiều tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tới năm 2010 có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam, bao gồm: Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được Unesco công nhận, co 30 vườn quốc gia, 21 khu du lịch quốc gia… và gồm 54 thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng.
Với những tiềm năng mà tạo hoá đã ban tặng, du lịch Việt Nam thực sự có một sức hút đối với du khách năm châu. Thế nhưng, bản thân ngành du lịch cũng phải tự xây dựng đồng thời phối hợp với các ngành chuyên môn khác cùng nhau đề ra một chương trình du lịch phong phú và đa dạng hơn, nhằm ngày càng phát triển những tiềm năng sẵn có. Đặc biệt, cùng với đó là việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Ngoài những khối lượng kiến thức được truyền tải qua sách vở, báo chí, internet, kênh thông tin đại chúng thì những chuyến đi thực tế là không thể thiếu. Chỉ khi đi thực tế chúng ta mới hiểu được bản chất, phát huy được các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập, giúp chúng ta có cái nhìn thực tế và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực được đào tạo cho ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Chương trình tour và giá tour.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm Hà Nội – Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng.
Chương 3: Đánh giá và nhận xét về tuyến điểm du lịch.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 969
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 855
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1870
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16