Mã tài liệu: 256872
Số trang: 87
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,143 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ
(SƠN TÂY- HÀ NỘI)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. . 2
3.Mục đích nghiên cứu . . 2
4.Phương pháp nghiên cứu . 2
5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề . . 3
6.Những kết quả sẽ đạt được . 4
7.Bố cục của đề tài . . 4
CHƯƠNG I . . 5
DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI
ĐỒNG MÔ . 5
1.1. Những vấn đề chung về du lịch sinh thái. 5
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái . . 5
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái. 7
1.1.2.1. Tính đa ngành: . 7
1.1.2.3. Tính đa mục tiêu: . . 8
1.1.2.4. Tính liên vùng: . 8
1.1.2.5. Tính mùa vụ: . 8
1.1.2.6. Tính chi phí: . . 8
1.1.2.7. Tính xã hội hóa: . . 8
1.1.2.8. Giáo dục cao về môi trường: . . 9
1.1.2.9. Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính
đa dạng sinh học: . . 9
1.1.2.10. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: . . 9
1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái. 9
1.1.3.1. Có hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia và nỗ lực bảo tồn. 9
1.1.3.2. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái . . 10
1.1.3.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng . . 10
1.1.3.4. Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương. 11
1.1.4. Các điều kiện phát triển DLST. 11
1.1.5. Các loại hình phát triển du lịch sinh thái. 15
1.1.6. Mối quan hệ du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương . 16
1.2 Khu du lịch sinh thái Đồng Mô. 17
1.2.1. Khái quát về khu du lịch sinh thái Đồng Mô. 17
1.2.1.1. Vị trí địa lý . 19
1.2.1.2. Địa hình . 19
1.2.1.3. Khí hậu . 20
1.2.1.4. Tài nguyên nước. 21
1.2.1.5. Tài nguyên sinh vật. 22
1.3. Tiểu kết chương 1 . 27
CHƯƠNG II . 28
ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở
ĐỒNG MÔ . 28
2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch nhân văn . 28
2.1.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội . 28
2.1.1.1 Các điều kiện kinh tế . 28
2.1.1.2 Văn hoá - xã hội . 29
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn . 31
2.1.2.1 Làng Cổ Đường Lâm . 31
2.1.2.2 Chùa Mía . 32
2.1.2.3 Đền Và . 34
2.2 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở
Đồng Mô . . 36
2.2.1 Những thuận lợi cơ bản . 36
2.2.2 Một số khó khăn trước mắt . 37
2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch . . 38
2.3.1. Cơ sở hạ tầng . . 38
2.3.1.1. Hệ thống giao thông . . 38
2.3.1.2. Thông tin liên lạc . . 38
2.3.1.3. Hệ thống nước sinh hoạt . 39
2.3.1.4. Điện . . 39
2.3.1.5. Các công trình khác . . 39
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch . . 40
2.3.3. Hiện trạng về môi trường . . 44
2.4. Kết quả kinh doanh tại khu du lịch Đồng Mô . . 45
2.4.1. Đối tượng khách . . 45
2.4.2. Hệ thống các dịch vụ lưu trú. 46
2.4.3. Các dịch vụ vui chơi giải trí. . 47
2.4.4. Các dịch vụ ẩm thực. . 47
2.4.5. Các dịch vụ khác. . 48
2.5. Tiểu kết chương 2. 48
CHƯƠNG III . . 49
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI ĐỒNG MÔ . . 49
3.1. Xu hướng phát triển du lịch và nhu cầu của du khách hiện nay . . 49
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay . 49
3.1.1.1. Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng . 49
3.1.1.2. Xã hội hóa thành phần du khách . . 52
3.1.1.3. Mở rộng địa bàn . . 54
3.1.1.4. Kéo dài thời vụ du lịch . 56
3.1.2. Một số nhu cầu cơ bản của khách du lịch hiện nay . . 56
3.2. Định hướng, giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Đồng Mô . . 58
3.2.1. Mục tiêu định hướng phát triển du lịch sinh thái . . 58
3.2.2. Cơ sở định hướng phát triển du lịch sinh thái . . 58
3.2.3. Các định hướng phát triển du lịch sinh thái . . 60
3.2.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý . . 60
3.2.3.2. Giải pháp về quy hoạch - đầu tư hợp tác . 62
3.2.3.3. Giải pháp về bổ sung, xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở vật
chất kĩ thuật, hạ tầng du lịch . . 63
3.2.3.4. Giải pháp mở rộng thị trường . 64
3.2.3.5. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch . 64
3.2.3.6. Giải pháp về tiếp thị, quảng bá sản phẩm . . 65
3.2.3.7. Giải pháp về đào tạo nhân lực . 66
3.2.3.8. Giải pháp về tăng cường giáo dục, bảo vệ môi trường . . 67
3.2.3.9. Các giải pháp khác . . 68
3.3. Tiểu kết chương 3 . 69
KẾT LUẬN . . 70
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ
(SƠN TÂY- HÀ NỘI)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới
và cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh
mẽ trên toàn cầu. Du lịch sinh thái (DLST) với bản chất nhạy cảm và có trách
nhiệm với môi trường đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội,
đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu khoa
học.
Tại Việt Nam, DLST là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức
quản lý và khai thác sử dụng. mô hình du lịch này nhằm mục đích đưa con
người về với thiên nhiên hoang sơ, trở về với văn hóa bản địa. Điều này dường
như thỏa mãn nhu cầu của con người đang sống trong cuộc sống tấp lập của nền
kinh tế đang trên đà phát triển đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nạn ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn
môi trường tự nhiên phát triển cộng đồng và được coi là loại hình du lịch thiết
thực cho phép thu hút nhiều khách du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cao cho
ngành du lịch. DLST thực sự trở thành một động lực, một nội dung cơ bản góp
phần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
góp phần thúc đẩy du lịch bền vững phát triển.
Đồng Mô là khu DLST thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và một phần huyện
Ba Vì - Hà Nội. Khu du lịch Đồng Mô bao gồm một hồ chứa nước rộng khoảng
1.200 ha. Nằm trong vùng chân núi Ba Vì, các khu nghỉ dưỡng nằm rải rác trên
các hòn đảo trên hồ. Khách du lịch tới đây được đi thăm quan lòng hồ và ngắm
cảnh núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình và các dịch vụ câu cá, thưởng thức
những món ăn theo phong cách dân tộc. Đặc biệt trong khu du lịch Đồng Mô
còn có sân gold Đồng Mô, là một sân golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế và được
đánh giá là một trong những sân golf đẹp nhất Đông Nam Á. Trước đây hoạt
động du lịch tại Đồng Mô còn là tự phát chưa được quy hoạch phát triển đồng
bộ và khoa học, nhưng những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của ngành
du lịch, hơn thế nữa là sự sát nhập của Hà Tây vào Hà Nội trong đó có thị xã
Sơn Tây nên nơi đây đã có được sự quan tâm và những định hướng phát triển
của nhà nước. Tuy nhiên hoạt động du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, lượng khách
đến với khu DLST Đồng Mô ngày càng đông, điều này ảnh hưởng dến môi
trường tự nhiên ở đây.
Để góp phần vào việc phát triển du lịch của đất nước, khai thác sử dụng
có hiệu quả các tiềm năng DLST ở Đồng Mô, đồng thời có một vài đề xuất giải
quyết những vấn đề mà loại hình DLST đặt ra. Việc thực hiện đề tài “Phát triển
DLST tại khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây - Hà Nội)” với mục tiêu nghiên cứu
và đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại Đồng Mô. Trên cơ sở đó đề xuất
một số ý kiến và phương hướng phát triển du lịch khu vực này, nhằm mục đích
bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương, tăng hiệu quả kinh tế, thỏa mãn nhu
cầu của du khách góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và nâng cao
đời sống cho người dân địa phương.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển DLST tại khu du lịch Đồng Mô, tìm
hiểu khả năng khai thác và hiện trạng hoạt động du lịch tại đây.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ thị xã
Sơn Tây, một phần huyện Ba Vì và vùng phụ cận có liên quan hoặc có sự ảnh
hưởng đến hoạt động du lịch.
3.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là: Nhằm nghiên cứu và tìm ra các giải pháp
phát triển DLST tại khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây - Hà Nội).
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu là một phương pháp hết sức quan
trọng cần thiết cho bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào. Để có được những số liệu
và thông tin chính xác về vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được thu thập các
thông tin về (không khí, nước, thực vật ). Từ đó sẽ giúp cho bài báo cáo có
tính thuyết phục, có độ tin cậy cao.
Phương pháp nghiên cứu thực địa.
Đây là phương pháp quan trọng, phương pháp này kết hợp với việc
nghiên cứu các tài liệu có liên quan đã giúp đề tài có những nhận thức đầy đủ
hơn về giá trị của tài nguyên, hiểu được các khía cạnh khác của thực tế. Thông
qua việc quan sát, nghe và trao đổi thông tin. Từ đó có điều kiện bổ sung vào
các thông tin khác còn chưa đầy đủ. Trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp
hợp lý và có tính khả thi hơn trong vấn đề phát triển DLST tại Đồng Mô.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp này nhằm thống kê các đối tượng được quy hoạch phân tích
để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng các yếu tố trong hoạt động du lịch,
đồng thời có thể lấy được những tác động qua lại giữa chúng.
5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khu DLST Đồng Mô được thành lập vào ngày 15/11/1971 được mang
tên: Quốc doanh thủy sản Đồng Mô Ngải Sơn thuộc Ty nông nghiệp Hà Sơn
Bình.
Ngày 16/09/1986 đổi tên Quốc doanh thủy sản Đồng Mô ngải Sơn thuộc
UBND thị xã Sơn Tây thành Nông trường Đồng Mô.
Khu DLST Đồng Mô có Hồ Đồng Mô, các đảo trên hồ và sân gofl Đồng
Mô thu hút hàng ngàn lượt khách đến du lịch tại đây. Hiện nay khu DLST Đồng
Mô vẫn đang được nâng cấp và bảo tồn để ngày càng thu hút nhiều khách du
lịch đến với nơi đây. Trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển ấy, Khu du
lịch Đồng Mô đã được nhiều người quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu và viết về nó
dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm giới thiệu về khu vực đặc sắc này. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu đều chỉ mới nghiên cứu nó dưới các góc độ
môi trường, kinh tế, chưa có nhiều những công trình nghiên cứu khu vực này
dưới góc độ du lịch một cách tổng thể. Chưa đánh giá tác động của hoạt động du
lịch đến môi trường ở nơi đây.
6.Những kết quả sẽ đạt được
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tại khu
du lịch Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội)” em mong muốn mình sẽ đạt được những
kết quả sau:
Hiểu rõ hơn về DLST nói chung và DLST Đồng Mô nói riêng.
Nắm được thực trạng hoạt động của khu DLST Đồng Mô.
Từ thực tế đưa ra được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển
DLST tại Đồng Mô.
7.Bố cục của đề tài
Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, chú thích, phụ lục, tài liệu
tham khảo, được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: DLST và khu DLST Đồng Mô.
Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển DLST ở Đồng Mô.
Chương 3: Những định hướng, giải pháp phát triển DLST tại Đồng Mô
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 2262
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1421
⬇ Lượt tải: 22