Mã tài liệu: 253780
Số trang: 93
Định dạng: rar
Dung lượng file: 998 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Tính mới, tính độc đáo và tính sáng tạo của đề tài 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
5. Phương pháp nghiên cứu. 3
6. Bố cục đề tài 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở HẢI PHÒNG 4
1.1.Lý luận về du lịch văn hóa. 4
1.1.1.Khái niệm du lịch. 4
1.1.2.Khái niệm văn hóa. 6
1.1.3.Du lịch văn hóa. 7
1.1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch. 10
1.2.Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng. 12
1.2.1.Tiềm năng các tài nguyên văn hóa vật thể phát triển du lịch. 12
1.2.2.Tiềm năng các tài nguyên văn hóa phi vật thể phát triển du lịch. 21
1.2.2.1.Tài nguyên du lịch lễ hội 21
1.2.2.2.Tài nguyên làng nghề truyền thống. 28
1.2.2.3.Văn hóa ẩm thực. 31
1.3.Tiểu kết 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA Ở HẢI PHÒNG 33
2.1. Tình hình hoạt động du lịch Hải Phòng trong thời gian qua. 33
2.2. Thực trạng khai thác các di tích lịch sử văn hóa ở Hải Phòng. 35
2.3. Thực trạng khai thác du lịch lễ hội ở Hải Phòng. 41
2.4. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở các làng nghề. 48
2.5. Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực ở Hải Phòng. 52
2.6. Đánh giá chung về thực trạng khai thác du lịch văn hóa ở Hải Phòng. 52
2.7. Tiểu kết 56
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH VĂN HÓA Ở HẢI PHÒNG 57
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Hải Phòng trong thời gian tới 57
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa ở Hải Phòng. 59
3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. 59
3.2.2. Huy động nguồn vốn, tuyên truyền quảng bá du lịch. 59
3.2.3. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. 60
3.2.4. Đầu tư, tôn tạo và bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn vốn có của thành phố 62
3.2.5. Phát triển du lịch gắn với khai thác các giá trị lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống với tín ngưỡng và tâm linh bản địa. 63
3.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa. 65
3.2.7. Liên kết các tuyến điểm du lịch văn hóa. 67
3.2.8. Liên kết du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác ở Hải Phòng. 70
3.3. Một số khuyến nghị 71
3.3.1. Đối với Bộ văn hóa thể thao du lịch và bộ ngành trung ương. 71
3.3.2. Đối với Thành phố Hải Phòng. 71
3.3.3. Đối với các ban ngành địa phương. 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
[FONT="]
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử truyền thống với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đồng thời có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm gần đây, vấn đề khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong sự phát triển du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Du lịch được xác định là một ngành có tầm chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời kì hội nhập mở cửa hiện nay, trong đó du lịch văn hóa góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch nói chung. Du lịch văn hóa đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới. Trong Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ: “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái, môi trường; xây dựng các chương trình và các điểm hấp dẫn du lịch về văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”.
Trong những năm qua du lịch Hải phòng phát triển không ngừng, trong đó sản phẩm du lịch văn hóa góp một phần không nhỏ. Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở sự giao lưu hội nhập về kinh tế mà còn có sự tiếp xúc, tìm hiểu về văn hóa, con người và phong tục tập quán giữa các quốc gia, đây chính là tiền đề cho du lịch văn hóa ngày càng phát triển. Để thỏa mãn những nhu cầu đó của khách du lịch đòi hỏi người làm công tác du lịch phải đáp ứng ngày càng lớn không chỉ bề rộng mà cả bề sâu, phải đưa ra được những sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam để thu hút khách du lịch hơn nữa. Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa ở Hải Phòng vừa là nhu cầu đòi hỏi khách quan vừa là mục tiêu phát triển kinh doanh du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua sự phát triển của du lịch văn hóa Hải Phòng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, còn mang tính tự phát và đơn điệu. Chủ yếu Hải Phòng mới chỉ phát triển một số điểm ở khu vực nội thành, khu vực ngoại thành được đánh giá là có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú nhưng chưa được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch. Để các tài nguyên này trở thành sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn cần có những định hướng và giải pháp cụ thể.
Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng khai thác du lịch văn hóa Hải Phòng, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để du lịch văn hóa Hải Phòng thực sự trở thành loại hình du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch là điều hết sức cần thiết đối với hoạt động du lịch của thành phố. Do đó, người viết đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng” mong được góp một phần nhỏ vào việc phát triển du lịch văn hóa của Hải Phòng.
2. Mục đích nghiên cứu
Bước đầu luận giải những vấn đề về du lịch văn hóa nói chung, nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác phát triển du lịch văn hóa Hải Phòng một cách hiệu quả và bền vững.
3. Tính mới, tính độc đáo và tính sáng tạo của đề tài
Lần đầu điều tra thực trạng loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng một cách tổng hợp và khoa học nhất. Đặc biệt là đưa ra mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa và du lịch nhằm khai thác các giá trị văn hóa lịch sử vào lĩnh vực kinh doanh du lịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tài nguyên nhân văn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, các giá trị văn hóa như các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, văn hóa ẩm thực có thể khai thác và phát triển du lịch văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
· Thời gian: Từ năm 1990 trở lại đây
· Không gian: Thành phố Hải Phòng
[FONT="]
5. Phương pháp nghiên cứu
[FONT="]- Phương pháp khảo sát thực địa đi đến một số di tích lịch sử - văn
hóa tiêu biểu nhằm cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc hơn các giá trị của những khu di tích như Đình Hàng Kênh, Đền Nghè, khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
[FONT="]- Phương pháp thống kê các số liệu và tài liệu của hoạt động du lịch văn hóa Hải Phòng.
[FONT="]- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về du lịch văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở Hải Phòng.
Chương 2: Yêu cầu và thực trạng khai thác du lịch văn hóa ở Hải Phòng.
[FONT="]Chương 3: Đề xuất giải pháp khai thác du lịch văn hóa ở Hải Phòn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 810
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1516
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16