Mã tài liệu: 255069
Số trang: 77
Định dạng: doc
Dung lượng file: 762 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
5. Bố cục của khóa luận 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề truyền thống
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống 5
1.1.1.1. Một số khái niệm 5
1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống 7
1.1.1.3. Sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống 7
1.1.2. Vai trò của làng nghề truyền thống trong quá trình phát triển 8
1.2. Văn hóa làng nghề và làng nghề truyền thống 9
1.2.1. Làng nghề và văn hóa làng nghề 9
1.2.2. Làng nghề truyền thống 11
1.3. Du lịch làng nghề truyền thống 12
1.4. Vai trò của du lịch trong phát triển các làng nghề truyền thống 13
1.5. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch 14
1.6. Đánh giá tổng hợp các tiềm năng phát triển 15
1.6.1. Các chỉ tiêu chung đánh giá các điểm du lịch 15
1.6.1.1. Độ hấp dẫn 15
1.6.1.2. Thời gian hoạt động du lịch 15
1.6.1.3. Mức độ phá huỷ các thành phần tự nhiên tại 16
1.6.1.4. Vị trí của điểm du lịch 16
1.6.1.5. Cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 17
1.6.1.6. Hiệu quả kinh tế du lịch 17
1.6.2. Thang điểm đánh giá 18
1.7. Tiểu kết 20
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương.
2.1. Tổng quát về tỉnh Hải Dương 21
2.1.1. Vị trí địa lý 21
2.1.2. Lịch sử hình thành 22
2.1.3. Dân số và nguồn nhân lực 23
2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển làng nghề truyền thống tỉnh 28
2.2.1. Làng nghề truyền thống tỉnh hải Dương 28
2.2.1.1. Giới thiệu các làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương 28
2.2.2. Tiềm năng thực trạng phát triển 31
2.2.2.1. Làng gốm Chu Đậu 31
2.2.2.2. Làng chạm khắc gỗ Đông Giao 36
2.2.2.3. Làng thêu ren Xuân Nẻo 41
2.2.2.4. Làng nghề bánh gai Ninh Giang 46
2.2.2.5. Làng nghề bánh đậu xanh Hải Dương 52
2.3. Kết qủa việc đánh giá và xác định các điểm du lịch làng nghề 56
2.3.1. Độ hấp dẫn 56
2.3.2. Thời gian hoạt động du lịch 59
2.3.3. Vị trí địa lý của điểm du lịch 60
2.3.4. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật 61
2.3.5. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 62
2.3.6. Sức chứa khách du lịch 62
2.3.7. Mức độ phá huỷ của các thành phần tự nhiên tại điểm du lịch 63
2.4. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương 64
2.5. Tiểu kết 73
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương.
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển. 74
3.1.1. Định hướng phát triển 74
3.1.2. Mục tiêu phát triển 74
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương 75
3.2.1. Đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề truyền thống 75
3.2.2. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển làng nghề và 77
3.2.2.1. Đầu tư vốn thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. 77
3.2.2.2. Đầu tư vốn để xây dựng, cải tạo, nâng cấp. 78
3.2.3. Giải pháp phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch 78
3.2.4. Tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo cho du lịch 80
3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề. 81
3.2.6. Giải pháp về tôn tạo tài nguyên theo quan điểm phát triển 82
3.3. Tiểu kết. 83
Kết luận và kiến nghị 84
Tài liệu tham khảo 87
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Dương với vị trí tiếp giáp thủ đô, ngay từ xa xưa mảnh đất này đã có những yếu tố ảnh hưởng tích cực của văn hóa Thăng Long, hội tụ trong mình một đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Hải Dương xưa kia là một vùng đất thuần nông - truyền thống của văn hóa xưa là một nước nông nghiệp, mang tính thời vụ cao, người nông dân chỉ vất vả vào những dịp mùa còn thời gian rảnh rỗi người ta có thể làm những việc khác. Người nông dân Việt Nam với bản tính cần cù sáng tạo đã làm ra những sản phẩm thủ công để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ, không những vậy các sản phẩm này còn rất sinh động và tinh xảo, mang tính thẩm mĩ cao mà nó còn được đem bán trên thị trường.
Sự phát triển của xã hội không ngừng tăng, nhu cầu của con người nảy sinh ngày càng nhiều sản phẩm thủ công dần có cơ hội được khai thác và phát triển. Chính vì vậy thu nhập từ sản phẩm thủ công là không nhỏ, thậm chí không thấp hơn nghề trồng lúa vì vậy mà hình thành lên các làng nghề từ một bộ phận nông dân có tay nghề. Do vậy có thể coi làng nghề truyền thống là đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Hồng là cái nôi tập trung hội tụ nhiều làng nghề truyền thống: Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình và Hải Dương cũng là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống. Theo nguồn tài liệu lịch sử, trên mảnh đất này đã từng tồn tại và phát triển hơn 100 làng nghề truyền thống khác nhau, sau đó vì nhiều lí do như: chiến tranh, thiên tai, sự cạnh tranh, thay đổi về thị trường nên nhiều làng nghề bị mai một, thất truyền. Hiện nay chỉ còn 36 làng nghề, trong đó có khoảng 10 làng nghề truyền thống còn hoạt động sôi nổi, với nhiều sản phẩm thủ công độc đáo thiết thực luôn đem lại lợi ích kinh tế cao cho người lao động. Và điều đặc biệt quan trọng có ý nghĩa là những sản phẩm thủ công được làm từ chính bàn tay của người nông dân Việt Nam nên có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
Hải Dương là tỉnh nằm gần trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài những thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc phục vụ cho phát triển du lịch thì làng nghề truyền thống cũng là một thế mạnh của tỉnh.
Trong những năm qua du lịch làng nghề đựơc chú trọng phát triển và không nằm ngoài xu hướng và hưởng ứng chương trình hành động phát triển du lịch của cả nước, du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương bắt đầu manh nha. Các chương trình du lịch tới thăm các làng nghề luôn là những chương trình hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tham gia các chương trình du lịch làng nghề, du khách có thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm được làm ra thế như thế nào, chứng kiến bàn tay khéo léo của người thợ hơn nữa được tìm hiểu văn hóa truyền thống của đất nước con người Việt Nam qua góc nhìn văn hóa làng nghề. Chính vì lẽ đó, tỉnh Hải Dương và các công ty du lịch đã có những hoạt động xúc tiến đưa hình ảnh du lịch làng nghề truyền thống tới khách du lịch như tổ chức các chương trình giao lưu tìm hiểu “về với làng gốm Chu Đậu”, “công nhận làng chạm khắc gỗ Đông Giao” là làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh, về với khu du lịch sinh thái động Kính Chủ - làng nghề chạm khắc đá Kính Chủ; “thưởng thức trà cùng bánh đậu xanh, bánh gai Hải Dương” và xây dựng nhiều dự án phát triển du lịch làng nghề truyền thống.
Trên cơ sở tìm hiểu và thấy được những tiềm năng mà các làng nghề mang lại nên tỉnh Hải Dương đã có kế hoạch khôi phục các làng nghề chính vì vậy mà người viết đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương - tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch” nhằm giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu, phản ánh thực trạng đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống của tỉnh trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiện vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài mà người viết nghiên cứu là thông qua việc tìm hiểu về các làng nghề truyền thống, những giá trị và tiềm năng phát triển du lịch tại các làng nghề để tạo ra những địa chỉ du lịch làng nghề đáng tin cậy cho du khách trong và ngoài nước.
Đề tài tiếp tục khẳng định vai trò của làng nghề thủ công truyền thống; thực trạng phát triển làng nghề truyền thống hiện nay; hơn nữa người viết cũng mong muốn tìm ra giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của du lịch làng nghề truyền thống của địa phương trong tương lai.
- Nhiệm vụ của đề tài: tổng quan những vấn đề về làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề truyền thống; chọn lựa các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương; trên cơ sở đó tiến hành đánh giá tiềm năng và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương trong giai đoạn tiếp sau đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá trị của các làng nghề, văn hóa làng nghề, tiềm năng phát triển du lịch, thực trạng hoạt động du lịch và những định hướng, giải pháp phát triển, đưa hoạt động du lịch vào các làng nghề.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài đánh giá thực trạng trong 5 làng nghề truyền thống tiêu biểu đã và đang đưa vào khai thác trong du lịch là:
1. Làng nghề truyền thống gốm Chu Đậu.
2. Làng nghề truyền thống gỗ Đông Giao.
3. Làng nghề truyền thống thêu ren Xuân Nẻo.
4. Làng nghề truyền thống làm bánh gai Ninh Giang.
5. Làng nghề truyền thống làm bánh đậu xanh Hải Dương
4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài khóa luận sử dụng các quan điểm và phương pháp nghiên cứu sau:
+ Quan điểm duy vật biện chứng.
+ Quan điểm phát triển du lịch bền vững.
+ Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa.
+ Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê.
+ Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về văn hóa làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề truyền thống.
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 1292
⬇ Lượt tải: 32
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 724
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1517
⬇ Lượt tải: 19