Mã tài liệu: 49266
Số trang: 77
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 462 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện to lớn và hết sức quan trọng. Nhờ đổi mới mà nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Chính sách đổi mới đã tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàng triệu người Việt Nam thi đua sản xuất, đưa kinh tế đất nước tăng trưởng trung bình trên 7%/năm từ năm 1987. Với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thành công nhất trên thế giới trong việc thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo. Giảm đói nghèo là cuộc chiến thiên niên kỷ, diễn ra với những quy mô, cấp độ, hình thức khác nhau ở nhiều quốc gia, khu vực. Với chúng ta, công cuộc đổi mới, xét về mục đích, thực chất là hướng tới sự phồn thịnh, ấm no; và về phương pháp là thay đổi tư duy, cách thức làm giàu, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người được sáng tạo, làm giàu.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo như Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ rõ, là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010), kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) và hàng năm của cả nước, các ngành, các địa phương. Trên thực tế, công cuộc xoá đói giảm nghèo những năm qua đã được triển khai với nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ. Để từng bước thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách trợ giúp cho người nghèo trên nhiều phương diện, trong đó chính sách quan trọng nhất và có thểt nói là mang lại hiệu quả cao nhất chính là chính sách tín dụng ưu đãi với người nghèo, được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập năm 2002, chính thức trở thành Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam năm 2003, qua 4 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành công cụ quan trọng, hữu hiệu để góp sức xoá đói giảm nghèo với những thành tích đáng ghi nhận: dư nợ cho vay hộ nghèo tăng từ 8.249 tỷ đồng năm 2003 lên 19.292 tỷ đồng năm 2006; mở rộng mạng lưới hoạt động, thực hiện cho vay hộ nghèo trên phạm vi cả nước theo các vùng kinh tế; cơ chế cho vay ngày càng được hoàn thiện; thông qua vốn tín dụng ưu đãi từng bước giúp các hộ nghèo làm quen với nền kinh tế thị trường...
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 1042
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 17