Mã tài liệu: 214098
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 349 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
1. Tính cấp thiết của luận án
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất
hiện nay bởi xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi
trường và phát triển bền vững. Trong những năm qua, mặc dù có tiềm
năng và được ưu tiên phát triển, song do thiếu kinh nghiệm và còn hạn
chế nhất định nên DLST Việt Nam chưa phát triển tương xứng với vị
trí và tiềm năng, chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.
Chính vì vậy, đánh giá đúng sự phát triển DLST hiện nay, thấy rõ
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để tìm ra giải pháp phát triển
trong giai đoạn tới là đòi hỏi bức xúc.
Trong những năm qua, đã có một số công trình và đề tài nghiên
cứu về DLST của các nhà khoa học trong và ngoài nước, song chưa có
đề tài nào đề cập các giải pháp phát triển DLST Việt Nam một cách
hệ thống trên bình diện quốc gia. Do đó luận án: “Những giải pháp
phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập” của
nghiên cứu sinh được lựa chọn có ý nghĩa cấp thiết và hy vọng sẽ góp
phần phát triển DLST của Việt Nam trong giai đoạn tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu và đề xuất những
giải pháp đồng bộ góp phần phát triển DLST Việt Nam trong xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận về
DLST, kinh nghiệm phát triển DLST ở một số nước trên thế giới,
hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh DLST ở Việt Nam,
những chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với sự phát
triển DLST Việt Nam.
2
Phạm vi nghiên cứu của luận án bao hàm hoạt động DLST trên
phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều kiện thực
hiện, luận án tập trung khảo sát ở một số điểm DLST điển hình như
vườn quốc gia (VQG) Ba Bể, VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà, vịnh
Hạ Long; đồng thời sử dụng những số liệu về hoạt động DLST ở một
số điểm DLST khác qua các báo cáo của ngành Du lịch cũng như của
các cơ quan quản lý du lịch ở nhiều địa phương khác trong cả nước,
những công trình nghiên cứu được đăng tải trong các tạp chí, hội thảo
khoa học giai đoạn 2000 - 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp cụ thể như thống kê, phân
tích và so sánh, tổng hợp, điều tra thực địa, phương pháp chuyên gia.
5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án
Trên thế giới, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về DLST
chủ yếu từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Một số tổ
chức và cá nhân như Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN);
Quỹ động vật hoang dã (WWF), Ceballos - Lascurain; Boo; Lindberg
& Hawkins.v.v. đã có nghiên cứu, đưa ra những hướng dẫn về quy
hoạch, quản lý, tổ chức hoạt động DLST có giá trị và được vận dụng
để phát triển DLST ở nhiều quốc gia.
ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về DLST chủ yếu đề cập
đến tài nguyên DLST; nghiên cứu các khía cạnh, các yếu tố phát triển
DLST và đưa ra một số hướng phát triển DLST. Chính vì vậy, vấn đề
nghiên cứu trong đề tài luận án đã kế thừa một phần kết quả của các
nghiên cứu trên, đồng thời phát triển và bổ sung những giải pháp
nhằm đóng góp cụ thể cho phát triển DLST ở Việt Nam trong giai
đoạn tới nên không trùng với các công trình khoa học đã công bố.
3
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
ý nghĩa khoa học: Luận án đã tổng quan một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận cơ bản về DLST. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra
những cơ hội và thách thức chủ yếu đối với phát triển DLST trong xu
thế hội nhập; phân tích nội dung, yêu cầu và những yếu tố ảnh hưởng
chính đến sự phát triển DLST đồng thời khái quát được một số bài học
kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển DLST ở một số nước trên thế giới.
Luận án đã phân tích một cách hệ thống, toàn diện thực trạng phát
triển DLST ở Việt Nam, từ đó rút ra một số kết luận xác đáng về
những thành công, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển
DLST trong thời gian qua. Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu và
kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển DLST ở Việt
Nam trong thời gian tới.
ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu
có tính cấp thiết về phát triển DLST ở nước ta trong xu thế hội nhập.
Với những giải pháp và kiến nghị cụ thể, luận án góp phần vào thực
hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Chương trình nghị sự
21 về phát triển bền vững ở nước ta. Luận án có thể làm tài liệu bổ ích
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, các
trường đại học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý,
các doanh nghiệp du lịch ở nước ta.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và một số kinh nghiệm
về phát triển du lịch sinh thái trong xu thế hội nhập
- Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
trong giai đoạn vừa qua
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt
Nam trong giai đoạn tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 820
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16