Mã tài liệu: 256881
Số trang: 119
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,580 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1.Lý do chọn đề tài . . 1
2. Mục đích nghiên cứu . . 3
3. Đối tượng nghiên cứu . . 3
4. Phạm vi nghiên cứu . 4
5. Phương pháp nghiên cứu . . 4
6. Kết cấu của đề tài . 4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH THIỀN
. 5
1.1.Khái niệm Thiền . 5
1.1.1.Thiền tông Việt Nam . . 6
1.1.2.Khái niệm Thiền . . 8
1.1.3.Vai trò của Phật giáo trong đời sống tâm linh người Việt . . 13
1.2.Khái niệm du lịch và du lịch Thiền . . 17
1.2.1.Khái niệm du lịch . . 17
1.2.2.Khái niệm du lịch Thiền . 19
1.3.Các sản phẩm du lịch Thiền . . 19
1.4.Vai trò du lịch Thiền trong hoạt động du lịch . . 20
1.5.Du lịch Thiền ở một số nước Châu Á và một số tỉnh, thành phố Việt
Nam . . 21
1.5.1.Du lịch Thiền ở một số nước Châu Á . 21
1.5.2.Du lịch Thiền ở một số tỉnh, thành phố Việt Nam . . 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THIỀN
Ở QUẢNG NINH . . 27
2.1.Khái quát về tỉnh Quảng Ninh . 27
2.2.Tài nguyên du lịch Thiền ở Quảng Ninh . . 29
2.2.1.Hệ thống các chùa, thiền viện . 29
2.2.1.1.Đặc điểm chung . . 29
2.2.1.2.Một số chùa, thiền viện tiêu biểu . 30
2.2.2.Các loại hình nghệ thuật Thiền . . 44
2.3.Hiện trạng khai thác sản phẩm du lịch Thiền ở Quảng Ninh . . 53
2.3.1.Tình hình hoạt động du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua 53
2.3.2.Hiện trạng khai thác du lịch Thiền ở Quảng Ninh . . 56
2.3.2.1.Thiền viện và chùa ở Quảng Ninh . . 56
2.3.2.2.Các loại hình nghệ thuật Thiền trong các chùa và thiền viện
Quảng Ninh . 62
2.3.3.Đánh giá chung về hoạt động du lịch Thiền ở Quảng Ninh . . 63
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN Ở
QUẢNG NINH . 66
3.1.Phương hướng phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới . 66
3.2.Một số giải pháp phát triển du lịch Thiền ở Quảng Ninh . . 70
3.2.1.Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch, hợp
tác phát triển du lịch . 71
3.2.2.Bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch Thiền vốn có của Quảng
Ninh . 71
3.2.3.Xây dựng nhận thức khai thác du lịch Thiền . . 74
3.2.4.Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Thiền . . 75
3.2.5.Quy hoạch không gian Thiền . . 77
3.2.6.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch
Thiền . . 78
3.2.7.Xây dựng sản phẩm du lịch Thiền . . 79
3.2.7.1.Mở các khóa tu tập Thiền cho mọi đối tượng . . 79
3.2.7.2.Xây dựng các chương trình cho du lịch Thiền . . 80
3.2.8.Kêu gọi khuyến khích đầu tư vốn cho du lịch Thiền . . 90
3.2.9.Tăng cường liên kết các tuyến điểm du lịch Thiền . . 91
3.2.10.Tăng cường phối hợp du lịch Thiền với các loại hình du lịch
khác . . 92
KẾT LUẬN . 94
Du lịch Thiền - Hiện trạng và giải pháp phát triển ở Quảng Ninh
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của
các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là một
ngành công nghiệp - công nghiệp du lịch - công nghiệp không khói và hiện
nay ngành công nghiệp này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với
các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế
chậm tiến của quốc gia.
Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của con người càng ngày càng
được nâng cao, mặt khác khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại nên
con người ngoài nhu cầu lao động, làm việc thì còn có nhu cầu không thể
thiếu đó là nhu cầu nghỉ ngơi, nâng cao tầm hiểu biết, tìm hiểu khám phá thế
giới xung quanh, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau và con người có nhu
cầu đi du lịch ngày càng cao với các loại hình du lịch khác nhau: du lịch thăm
quan, du lịch thể thao, du lịch MICE, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du
lịch văn hóa .
Dường như các loại hình du lịch trên đã khá quen thuộc với chúng ta, để
phát triển hơn nữa, tận dụng những tài nguyên sẵn có của đất nước hơn
nữa,các loại hình du lịch mới phải được nghĩ tới.
Trên thế giới, đặc biệt các nước có nền Phật giáo phát triển như Nhật
Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ với nguồn tài nguyên nhân văn - hệ
thống các chùa chiền, các loại hình nghệ thuật như trà đạo, ẩm thực, thư pháp
hội họa Thiền - họ đã phát triển một loại hình du lịch mới, khác hẳn với các
loại hình du lịch quen thuộc đó là du lịch Thiền và loại hình du lịch này khá
phát triển. Nhưng ở Việt Nam, một đất nước cũng có trên 13.900 ngôi chùa
trong đó có nhiều ngôi chùa cổ kính, nhiều Thiền viện thì đây lại là loại hình
du lịch mới xuất hiện chủ yếu ở một số thành phố như Đà Lạt, Nha Trang,
Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên loại hình du lịch này cũng là nhu cầu tất
yếu vì khi đời sống vật chất được nâng cao, cuộc sống hiện đại bận rộn chịu
nhiều sức ép, khiến người ta cần có những phương tiện thư giãn, xoa dịu tinh
thần, có nhu cầu tìm đến những chỗ tĩnh tại và khám phá những nét đặc sắc
của Phật giáo, con người lại muốn trở về với văn hoá mang tinh thần phương
Đông - Thiền tông, tìm lại sự thăng bằng và yên ổn trong tâm trí để nhìn cuộc
sống rõ ràng và vị tha hơn Và du lịch Thiền là một giải pháp thích hợp và
hiệu quả. Đến với Thiền không phải chúng ta đến với một tư thế ngồi im lặng
mà chính là để tìm đến một lối sống bình dị, đơn giản, ung dung, tự tại, không
cuốn theo bởi dòng đời.
Trên thế giới đã có rất nhiều tác phẩm viết về Thiền như: Thiền Luật -
Suzuki, Chén trà Nhật Bản - Okakura kakuro
Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về Thiền tiêu biểu như:
Hương Thiền - Thiền sư Nhật Quang, Thiền tông Việt Nam cuối thế kỉ XX -
Hoà thượng thiền sư Thích Quang Từ, Hướng dẫn Thiền - chùa Phật Quang,
Thiền Nhật Bản và đời sống người Nhật - Trần Thị Minh Tâm, Giáo trình
Thiền học - Tỳ kheo Thích Chân Quang
Nhưng hầu hết các tác phẩm chỉ dừng lại ở chỗ nghiên cứu về lịch sử
Thiền tông, cách hành Thiền thế nào? Ý nghĩa của hành Thiền ra sao? Thực
sự chưa có tác phẩm nào đi sâu vào nghiên cứu về Thiền trong du lịch, phục
vụ cho du lịch và du lịch Thiền vì đây là loại hình khá mới mẻ.
Ở Quảng Ninh, nơi được coi là có điều kiện để phát triển du lịch, nhưng
trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu hết là phát triển loại hình du lịch tự nhiên với
tài nguyên du lịch biển (Vịnh Hạ Long, Trà Cổ, Vân Đồn ). Loại hình du
lịch lễ hội chùa chiền (Yên Tử, Cửa Ông, Quỳnh Lâm, Cái Bầu ) cũng khá
phát triển nhưng đơn giản chỉ là thăm quan, vãn cảnh chùa, đền và làm lễ
dâng hương để cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho bản thân, gia
đình .Loại hình du lịch Thiền hầu như chưa phát triển ở Quảng Ninh mặc dù
Quảng Ninh - Yên Tử là nơi xuất phát của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nơi
có hệ thống chùa chiền phong phú gắn liền với cảnh quan rừng núi tươi đẹp,
nơi có hai Thiền viện là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và Thiền viện Giác
Tâm - yếu tố quan trọng để phát triển du lịch Thiền.
Phát triển du lịch Thiền không làm mất đi vẻ thanh tịch, tính chất thiêng
liêng, bản sắc văn hóa dân tộc và đang đòi hỏi nghiêm túc được đặt ra cho rất
nhiều ngành, cấp, cá nhân những người làm du lịch và văn hóa.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Ninh, lại may
mắn được học chuyên ngành Văn hóa du lịch tại Đại học Dân lập Hải Phòng,
đã thôi thúc người viết lựa chọn đề tài “Du lịch Thiền - Hiện trạng và giải
pháp phát triển ở Quảng Ninh” để đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của
mình vào sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Luận giải những vấn đề về Thiền và du lịch Thiền nói chung
- Các loại hình du lịch thiền và thực trạng khai thác loại hình du lịch này
ở Quảng Ninh
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển loại hình du lịch thiền
ở Quảng Ninh
- Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch Thiền ở Quảng Ninh, xây dựng
sản phẩm du lịch Thiền. Từ đó phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động du
lịch Thiền của những địa phương có điều kiện.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Các tài nguyên về thiền,giá trị thiền như hệ
thống các chùa chiền,danh thắng cảnh,văn hoá ẩm thực,trà đạo .có thể khai
thác và phát triển du lịch Thiền ở Quảng Ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng và giảp pháp phát triển du lịchThiền
ở Quảng Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh
- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu một số chùa tiêu biểu
ở Quảng Ninh, trong đó chú trọng đến hiện trạng khai thác sản phẩm du lịch
Thiền, từ đó đưa ra một số giải pháp khai thác có hiệu quả du lịch Thiền của
Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực địa
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về du lịch Thiền
Chương 2: Hiện trạng khai thác sản phẩm du lịch Thiền ở Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch Thiền ở Quảng Nin
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 47
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1685
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 17