Mã tài liệu: 118858
Số trang: 98
Định dạng: docx
Dung lượng file: 596 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Điểm nhìn là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong những năm gần đây không chỉ đối với giới ngôn ngữ mà còn với cả giới nghiên cứu. Tuy lí thuyết về điểm nhìn và những ứng dụng của nó ngày càng phát triển, nhưng vẫn còn những khoảng trống cần được lấp đầy. Đặc biệt việc áp dụng lí thuyết điểm nhìn vào nghiên cứu một vấn đề nào đó của ngôn ngữ cũng như của văn học còn hạn chế.
Đối với ngôn ngữ hay văn học thì việc sử dụng các từ “trên, dưới, trong, ngoài” rất quen thuộc. Đã có rất nhiều bàn luận về vấn đề này. Thông thường các từ chỉ vị trí này được dùng để miêu tả vị trí không gian của đối tượng. Nhưng trên thực tế sử dụng, nó không chỉ đơn thuần là chỉ ra vị trí của đối tượng mà nó còn thể hiện nhiều yếu tố khác. Cách dùng các từ vị trí “trên, dưới, trong, ngoài” rất đa dạng và phong phú. Nhưng để hiểu thấu đáo những cách dùng đó cũng như sự khác nhau giữa các cách dùng thì không hề đơn giản. Trong tình hình đó, khóa luận nghiên cứu cách dùng các từ này từ góc độ điểm nhìn và cách định vị không gian của người Việt với mong muốn đóng góp một hướng nghiên cứu mới về cách dùng các từ chỉ vị trí “trên, dưới, trong, ngoài”.
Trong thực tế, khi nghiên cứu về các từ “trên, dưới, trong, ngoài”, người ta thường nghiên cứu nó trên góc độ từ loại hay ngữ pháp là chủ yếu. Ít công trình nào đề cập chúng từ góc độ điểm nhìn mà nếu có đề cập đến cũng chỉ ở một mức độ nhỏ nào đó chứ chưa đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của nó. Chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu các từ chỉ vị trí “trên, dưới, trong, ngoài” từ điểm nhìn là một vấn đề mới mẻ và thú vị. Khi áp dụng điểm nhìn vào để giải thích các từ “trên, dưới, trong, ngoài” sẽ cho thấy rõ hơn, cụ thể hơn cách dùng khác nhau của những từ này. Nó cũng giải thích tại sao cùng miêu tả vị trí của một đối tượng trong không gian nhưng người Việt lại có rất nhiều cách nói khác nhau, và đều được cho là đúng. Vấn đề này, chúng tôi sẽ nói đến trong phần nội dung của khóa luận. Cách dùng các từ “trên, dưới, trong, ngoài” để miêu tả vị trí của một đối tượng trong không gian là của nhiều dân tộc nói chung, nhưng đối với người Việt thì nó lại có những nét riêng biệt thể hiện văn hóa dân tộc Việt qua sự tri nhận về không gian.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 995
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 163
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 214
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 198
⬇ Lượt tải: 7
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16