Mã tài liệu: 247865
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 163 Kb
Chuyên mục: Chứng khoán
I.Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được sinh ra từ một chứng khoán gốc và giá cả của nó phụ thuộc vào giá cả của chứng khoán gốc.
hoặc có thể định nghĩa như sau:
Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying).
Công cụ cơ sở có thể là: tài sản, bao gồm hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu, BĐS nhà ở thế chấp, bất động sản thương mại, các khoản vay Rổ tài sản: các loại bất động sản thế chấp hoặc là chỉ số: lãi suất, tỉ giá, chứng khoán, giá tiêu dùng. Thậm chí là các công cụ phái sinh khác (ví dụ dòng tiền của của một công cụ phái sinh phụ thuộc giá trị của công cụ cơ bản) hay các các loại khác.
Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn mua 100 cổ phiếu của Nokia tại mức giá 50 EUR vào tháng 9-2006. Công cụ cơ sở là cổ phiếu Nokia. Một hợp đồng tương lai mua trái phiếu chính phủ Đức thời hạn 10 năm trị giá 10 triệu EUR, công cụ cơ sở là trái phiếu chính phủ Đức.
II. Các loại chứng khoán phái sinh:
Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
[*] Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp đồng về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm tương lai đó- Giá cả và khối lượng giao dịch được xác định trước, nhưng thực hiện hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai.
- Hợp đồng tương lai là những sản phẩm do các sở giao dịch tạo ra. Là một thoả thuận giữa một người mua hoặc bán với sở giao dịch. Trung tâm thanh toán của SGD đóng vai trò là đối tác của tất cả hợp đồng, họ đưa ra yêu cầu về ký quỹ và quan trọng là cũng cung cấp một cơ chế thanh toán.
- Các bên trong hợp đồng tương lai phải thực hiện hợp đồng vào ngày thanh toán. Để thoát khỏi cam kết trước ngày thanh toán, các bên có thể bán (mua) một hợp đồng đối ứng, để thoát khỏi vị thế và nghĩa vụ hợp đồng của mình.
- Vị thế mua (long position): người nắm giữ vị thế mua có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở theo giá đã thoả thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
- Vị thế bán (short position): người nắm giữ vị thế bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở theo giá đã thoả thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
- Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size),ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Ngược lại,mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên.
- Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai. Các bên có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ thế trường vị (người mua) có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách bán lại hợp đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày giao hàng. Ngược lại,bên giữ thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại, ngoài thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 906
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 934
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem