Mã tài liệu: 24812
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file: 314 Kb
Chuyên mục: Bảo hiểm
X• hội nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồn thịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, phải tiến hành nhiều hoạt động kinh tế- xã hội. Mỗi hoạt động có những đặc thù và chức năng riêng của mình. Nhưng có một hoạt động không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận. Đó là Bảo hiểm - một hoạt động dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Hàng năm nó mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận cho người kinh doanh bảo hiểm, đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia. Nhờ có bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với một người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người. Do đó, nó là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1990 đến 1996, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam đạt từ 35% đến 40%. Nghị định 100/CP ngày 18/2/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra một hướng đi mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện cho nhiều loại hình doanh nghiệp cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời và phát triển.
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng cũng là một trong những nghiệp vụ Bảo hiểm mới được triển khai ở Việt Nam. Trước đây, do điều kiện kỹ thuật và trình độ nhận thức có hạn, người dân Việt Nam chưa thấy hết được tầm quan trọng của Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm trách nhiệm công cộng nói riêng. Qua vài năm triển khai, thực tế đã chứng minh hiệu quả và sự cần thiết của nó trong đời sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khi hệ thống luật pháp nước ta đang ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện. Người dân Việt Nam ngày càng có ý thức hơn về trách nhiệm của mình với cộng đồng, với xã hội. Mọi hoạt động dù nhỏ hay lớn đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Những thiệt hại gây ra cho người khác dù là vô tình hay cố ý thì chủ thể vẫn phải chịu trách nhiệm.
Có thể thấy rằng, đơn Bảo hiểm trách nhiệm công cộng hiện nay đang sử dụng phần lớn là đơn sao chép từ nước ngoài có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vì vậy chắc chắn không thể tránh khỏi những vướng mắc, những điều bất hợp lý mà chỉ có nghiên cứu thực tế triển khai mới có thể sửa đổi, hoàn thiện dần.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 115
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16