Mã tài liệu: 249104
Số trang: 32
Định dạng: doc
Dung lượng file: 185 Kb
Chuyên mục: Bảo hiểm
Hệ thống chế độ BHXH
I. Cơ sở hình thành và đặc điểm của hệ thống chế độ BHXH
1.1 Cơ sở hình thành hệ thống chế độ BHXH
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất, là hạt nhân của hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Mảng chính sách này mang tính khái quát cao và thể hiện rõ mục đích, quan điểm, định hướng, phạm vi và các mối quan hệ điều chỉnh giữa Nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động. Việc ban hành chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của nền kinh tế - xã hội. Chính sách BHXH thường được thể hiện dưới dạng các văn bản pháp quy, các bộ luật và hiến pháp của mỗi nước. Để triển khai và thực hiện chính sách BHXH, vấn đề cốt lõi là phải cụ thể hoá chính sách thông qua các chế độ BHXH.
Chế độ BHXH là những quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp những chế định thực hiện BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng và phạm vi; về nghĩa vụ và quyền lợi, về điều kiện và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Chế độ BHXH được cụ thể hoá dưới dạng các văn bản pháp luật và dưới luật, các thông tư, điều lệ . Vì thế, khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH để đảm bảo sự đúng đắn và tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH
Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ sau đây:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
8. Trợ cấp khi tàn phế
9. Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
Chín chế độ trên hình thành 1 hệ thống chế độ BHXH. Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất là phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong 5 chế độ : (3), (4), (5), (8), và (9). Hệ thống các chế độ BHXH được hình thành dựa trên những cơ sở chủ yếu sau
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 909
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 167
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 1520
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem