Mã tài liệu: 130045
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Xã hội học
Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi dấu son mới vào thời kỳ phát triển của cách mạng nước ta, thời kỳ phát triển sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một luận điểm quan trọng của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là "Lấy việc chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Vì vậy, xây dựng con người phát triển hài hòa toàn diện là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, trong đó chiến lược phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ được xem là nhiệm vụ quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng luôn quan tâm đặc biệt tới trẻ em xuất phát từ yêu cầu của lịch sử và tiền đồ của dân tộc. Điều mà Bác quan tâm nhất là vấn đề "Trồng người", "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người". Trồng cây và trồng người đều vì lợi ích dân tộc. Bác nói: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt".
Tuổi thơ của các em là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, văn hóa đều cho rằng, trẻ em trước tuổi đi học là giai đoạn khởi đầu của con người trong cách học ăn, học nói, gọi chung là giai đoạn "học làm người".
Chính vì vậy, nhà văn hóa học người Nga A.Be-lích gọi "tuổi ấu thơ là một hiện tượng văn hóa", GS.TS Hồ Ngọc Đại gọi là "văn hóa tuổi ấu thơ", v.v...
Chúng ta biết rằng, một đứa trẻ khi mới ra đời, nó còn là một sinh thể mang thuộc tính tự nhiên có chứa đựng những dự trữ tiềm năng người. Sinh thể ấy được nuôi dưỡng trong môi trường người thì nó trở thành nhân cách, thành con người xã hội, con người văn hóa. Đó là quá trình "dạy học làm Người": Người lớn trao truyền, trẻ em tiếp nhận văn hóa, nhà nhân học văn hóa Hoa Kỳ, M.J Herskovits gọi là quá trình "nhập thân văn hóa" (Endoculturation).
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Mấy vấn đề lý luận về văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học)
Chương 2: Khảo sát thực trạng về văn hóa tuổi ấu thơ ở nước ta
Chương 3:Phương hướng, nhiệm vụ nhằm phát huy vai trò của văn hóa trong hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 907
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 939
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1033
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 1028
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 916
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 201
👁 Lượt xem: 910
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 215
👁 Lượt xem: 963
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 16