Mã tài liệu: 210714
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 828 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1> Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đã vạch rõ: "Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng thời kì phát triển đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Thực hiện mục tiêu của Đảng đề ra, trong những năm qua nền kinh tế xã hội nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển trị giá tổng sản phẩm trong nước (GDP) liên tục vượt qua con số 9% năm 1995, cụ thể là năm 2000 tăng gấp đôi năm 1991 (2,07 lần), tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ chỗ không đáng kể lên đến 27% GDP. Trong GDP, tỉ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống còn 24,3% - công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 36,6% - dịch vụ từ 30,6% tăng lên 39,1%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 220 USD (năm 1991) lên 400 USD (năm 2000). Bộ mặt kinh tế - xã hội nước ta không ngừng biến đổi, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh
Đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn với sự phát triển sôi nổi của thị trường tiêu dùng. Bên cạnh sự phục hồi và hoạt động bình thường của thị trường truyền thống đã và đang xuất hiện các loại hình thương mại và dịch vụ mới, đây là dấu hiệu của một tổ chức sinh hoạt đô thị mới đang nảy nở. Siêu thị là một trong những nét mới đó. Tổ chức thương mại này không những khác hẳn với cung cách của các ngôi chợ truyền thống vốn quen thuộc trước đây mà còn biểu hiện một nếp sống mới, một cách thức tiêu dùng mới, một sinh hoạt mới trong đời sống của cư dân một đô thị đang trên đà phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Hà Nội là một thành phố trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá- khoa học và công nghệ, là đầu mối giao thông và giao dịch thiết yếu của cả nước cũng như cả khu vực. Hà Nội có sức thu hút và khả năng lan toả rộng lớn, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế chung, đặc biệt là đối với "tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh". Đây cũng là nơi có quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất nước ta. Siêu thị xuất hiện và trở thành một hiện tượng mới, tất yếu trên tổ chức sinh hoạt không gian của thành phố trung tâm này.
Chọn đề tài này, tác giả muốn dùng cách tiếp cận xã hội học để nghiên cứu về siêu thị không phải chỉ trên khía cạnh kinh tế thuần tuý mà chủ yếu hướng vào các khía cạnh xã hội. Mục đích là tìm hiểu mối quan hệ giữa siêu thị và người tiêu dùng thông qua nhu cầu, thái độ, hành vi của nhóm khách hàng ở các siêu thị. Với đề tài: "Vai trò của siêu thị với người tiêu dùng Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp siêu thị Vinaconex và siêu thị Intimex Hà Nội)". Tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nhận diện những vấn đề mới mà cuộc sống đang đặt ra trong phương thức tổ chức đô thị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 893
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 860
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1515
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16