Mã tài liệu: 127670
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Xã hội học
Trong công trình về Đạo Mẫu (Mẫu Tam phủ, Tứ phủ) xuất bản năm 1993 (1), chúng tôi đã có dự cảm về mối quan hệ bản chất giữa thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với các hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần, do vậy dã dành một chương để nói về từ thờ nữ thần, mẫu thần đến thờ Mâu Tam phủ, Tứ phủ. Đến Hội thảo khoa học quốc tế về Thờ Mẫu và các hình thức Shaman ở Việt Nam và Châu Á, tổ chức năm 2001 tại Hà nội, chúng tôi đã tiến đến một quan niệm về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Đó là, tục thờ Mẫu (hay Đạo Mẫu) không chỉ là một hình thức tín ngưỡng đơn nhất, mà là một hệ thống các tín ngưỡng bao gồm ba dạng thức cơ bản : Thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (2). Quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu này cũng mang tính đa chiều : Từ thờ Nữ thần là nền tảng dần hình thành nên tục thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; ngược lại, sau khi Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã hình thành khoảng thế kỷ XVI-XVII (từ tục thờ nữ thần bản địa và ảnh hưởng đạo giáo Trung Hoa) thì nó ảnh hưởng trở lại, “Tam phủ, Tứ phủ” hoá tục thờ Mẫu thần và Nữ thần nguyên thuỷ.
Từ mô hình tổng quát về tín ngưỡng thờ Mẫu này, chiếu vào thực tế Nam Bộ, chúng ta thấy những có sự thống nhất và sai biệt gì ?
1. Hiện nay, ở Nam Bộ chúng ta đều quan sát thấy sự hiện diện của cả ba lớp thờ Mẫu như đã trình bày ở trên : Lớp thờ Nữ thần, lớp Mẫu thần và lớp Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tuy nhiên, nếu như ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định, mà biểu hiện rõ rệt nhất là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần. Thí dụ, các Mẫu thần thường được gọi với các tên như : Vương Mẫu, Quốc Mẫu, Thánh Mẫu ... và phần lớn là nhân thần có nguồn gốc từ hoàng tộc (hoàng hậu, cung phi, công chúa ..., để phân biệt với các nữ thần khác, như Mẹ Lúa, Tứ pháp ..., thì ở Nam Bộ tôi có cảm giác sự phân biệt giữa hai lớp Nữ thần và Mẫu thần thường ít rõ ràng hơn. Thí dụ, nếu như ở Nam Bộ, Bà Chúa Xứ, Bà Cháu Ngọc (Thiên Ya Na), Linh Sơn Thánh Mẫu - Bà Đen được coi như là nhưng Mẫu Thần và được tôn xưng là Thánh Mẫu, thì Bà Ngũ hành ( Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) trong đó đặc biệt là Bà Thuỷ Long, Bà Hoả thì là nữ thần hay Mẫu thần ? Hay trường hợp thờ cúng Bảy Bà (bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Chúa Xứ, Cửu Thiên huyền nữ, Thiên Hậu, Bà thuỷ, Bà Hồng, Nữ Oa) thì lại vừa có Mẫu thần và Nữ thần. Tình trạng khó phân lớp giữa Nữ thần và Mẫu thần này ở Nam Bộ so với Bắc Bộ là hoàn toàn có thể giải thích được vì Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây, họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước, tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng văn hoá nói chung mà còn cả tín ngưỡng nữa. Theo tôi, đây cũng là một trong các đặc thù của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1494
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 877
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 906
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 2511
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 872
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem