Mã tài liệu: 245343
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 118 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
QUYỀN SỬ DỤNG TIẾNG MẸ ĐẺ LÀM NGÔN NGỮ TRONG NHÀ TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Nguyễn Thu Trang
Năm 2011
Trong các quyền của con người, quyền học tập là một trong những quyền quan trọng nhất. Trong quyền học tập, quyền được học bằng tiếng mẹ đẻ cần phải được coi trọng. Với đất nước có 54 dân tộc anh em sinh sống ở tất cả các địa phương, quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ trong nhà trường đã và đang được thực hiện công bằng, dân chủ. Trong thời gian gần đây, nhu cầu học tập bằng tiếng mẹ đẻ của các đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng cao. Các chương trình giáo dục song ngữ đang triển khai trên một số tỉnh thành bước đầu đem lại kết quả khả quan.
Bài tham luận được lấy từ kết quả đánh giá của nhóm nghiên cứu nhỏ gồm có ông Yamabe.Kensuke (Đại học Kyoto) cùng tác giả trong bài luận văn của ông Yamabe về tình hình giáo dục dân tộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai. Chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là một mô hình điển hình thành công trong nghiên cứu của Bộ giáo dục và Đào Tạo cùng với sự hỗ trợ của Unicef.
Tham luận lấy đối tượng nghiên cứu là “quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ trong nhà trường của trẻ em dân tộc Hmông” tại địa bàn trường Tiểu học xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Tham luận được trình bày để giải quyết các câu hỏi sau:
1. Khung chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục dựa trên tiếng mẹ đẻ của đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào? Hiện có khó khăn gì trong việc triển khai?
2. Chương trình thí điểm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ đang thực hiện tại xã Bản Phố đã đạt được hiệu quả gì trong việc phát huy quyền học tập tiếng dân tộc thiểu số tại đây?
3. Để nhân rộng mô hình này trên toàn quốc có những khó khăn gì? Bước đầu trình bày một số giải pháp, hành động cho chương trình.
Chúng tôi áp đã dụng một số phương pháp trong nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu này. Việc phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu như giáo viên trực tiếp giảng dạy, thầy cô lãnh đạo trong nhà trường, cán bộ cấp Phòng, cấp Sở tại địa phương. Đối với đối tượng là trẻ em, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm, tham dự có mặt trong một số tiết học và các hoạt động ngoài giờ của học sinh. Đối với phụ huynh, chúng tôi thực hiện tham vấn cộng đồng, phỏng vấn sâu một số gia đình có con em theo học chương trình song ngữ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 867
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 923
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 2575
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 17