Tìm tài liệu

Bat binh dang gioi ve thu nhap cua nguoi lao dong o Viet Nam va mot so goi y giai phap chinh sach

Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách

Upload bởi: binhnguyen

Mã tài liệu: 257916

Số trang: 37

Định dạng: doc

Dung lượng file: 260 Kb

Chuyên mục: Xã hội học

Info

LỜI MỞ ĐẦU

Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động (Rio, C. D và các cộng sự, 2006). Phân tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là quá trình phân tích thông tin về thu nhập giữa nam và nữ nhằm đảm bảo rằng các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng và phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời lường trước và tránh được các tác động tiêu cực mà quá trình phát triển có thể có đối với phụ nữ hoặc đối với mối quan hệ giới. Không nhận thức đầy đủ về vấn đề giới đồng nghĩa với việc hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực sản xuất và việc làm (và do đó làm giảm năng suất lao động cho cả nền kinh tế nói chung), loại trừ lực lượng lao động nữ và công việc của phụ nữ ra khỏi quá trình phát triển của địa phương và quốc gia (UNDP).

Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm m c độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự phát triển bình đẳng gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết bắt nguồn từ những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về sự trọng nam khinh nữ tại nhiều quốc gia. Từ đó dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Sự phân bổ nam nữ lao động trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động và vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thu nhập. Ngoài ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như nước sạch, giao thông và thị trường, nguồn vốn . , điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ.

Mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập tại một quốc gia phụ thuộc không chỉ vào mức độ ảnh hưởng của những tư tưởng định kiến và những quan điểm truyền thống mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện sự bất bình đẳng giới. Trong lĩnh vực kinh tế lao động, chính phủ các quốc gia thường ban hành các chính sách và quy định riêng để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ nhưng khó khăn ở chỗ không phải lúc nào các chính sách và quy định cũng phát huy được hiệu quả như mong muốn, đôi khi nó còn có tác động ngược đến vấn đề cần cải thiện. Vì vậy tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập vẫn luôn tồn tại ở đa số các quốc gia và chỉ khác biệt về mức độ giữa các quốc gia hoặc giữa các thời kỳ với nhau.

Mục tiêu bình đẳng giới trong thu nhập vừa là vấn đề quyền con người quan trọng vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội.

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài tại Việt Nam

Ở Việt Nam, bảy mươi phần trăm phụ nữ trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 55 tuổi) tham gia vào lực lượng lao động và chiếm 52% so với nam giới. Song phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng số lao động được trả lương. Cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam 1998 cho thấy rằng phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới (Desai, 2000). Phụ nữ ở Việt Nam nhận được thù lao công việc ít hơn, số tiền trung bình mỗi tháng họ nhận được 14% ít hơn so với nam giới. Qua nghiên cứu cho thấy, thực sự có sự bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam: tỷ số thu nhập nữ/nam là 0,77 năm 1993 và 0,82 năm 1998 .

Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên dễ thấy sự bất bình đẳng giới trong thu nhập có nguyên nhân lớn ở tư tưởng bất bình đẳng giới. Nhưng bên cạnh đó, các quy định luật pháp về lao động theo hướng bảo vệ người phụ nữ và đi sâu vào vấn đề giới tại Việt Nam còn có nhiều vấn đề chưa phù hợp. Trên thực tế, nhà nước ta đã có chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành các chính sách này đối với lao động nữ. Các cuộc điều tra các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ cho thấy quan điểm chung của người sử dụng lao động đều muốn giảm chi phí thuê lao động nữ. (Oaxaca, 1973).

Trong thời gian qua, Việt Nam đã trải qua những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Chúng ta vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời phải đối mặt trước những khó khăn và thách thức to lớn trong quá trình hội nhập. Việc nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam không chỉ giúp đánh giá mức độ của sự bất bình đẳng, xác định nguyên nhân mà còn gợi ý giải pháp giúp phân bổ tốt hơn các nguồn lực trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Mặc khác nghiên cứu về sự bất bình đẳng giới trong thu nhập trong thời gian qua - một thời kỳ quá độ về kinh tế và chịu ảnh hưởng lớn của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập còn giúp trả lời một câu hỏi khá thú vị, đó là mức độ bất bình đẳng giới đã gia tăng hay được cải thiện trong thời gian vừa qua?, hay nói cách khác: phụ nữ được hưởng lợi hay chịu thiệt hại của quá trình chuyển đổi kinh tế, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá?

Hiện nay có một vài nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất bình đẳng còn yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được đánh giá so sánh theo các vùng, qui mô, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp trọng điểm. Chính vì vậy đề tài “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” sẽ nghiên cứu các vấn đề sau: Xu hướng của bất bình đẳng trong thu nhập hiện nay; Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất bình đẳng trong thu nhập; Và đồng thời phân tách các chỉ tiêu theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, vùng, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp phù hợp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam

Hiện nay có một số nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề bất bình đẳng giới về thu nhập như sau:

“Sự chênh lệch về thu nhập giữa nam và nữ trong thị trường lao động thành thị”, Oaxaca, Reynold L., (1973). Nghiên cứu này đưa ra phương pháp tiếp cận, đánh giá sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch này.

Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện – Lê Anh Tú - Báo cáo của UNRISD – Viện nghiên cứu phát triển xã hội Liên hợp quốc – (2005) nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ mô tới phụ nữ bằng việc phân tích mối liên hệ giữa cải cách, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong những năm 90 ở Viêt Nam, thời gian diễn ra công cuộc cải cách toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộng của chính phủ. Nghiên cứu này dựa trên phương pháp mô tả, tổng hợp và phân tích thống kê nhằm giải thích ảnh hưởng của chính sách tự do hóa thị trường và vĩ mô đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ.

“Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương trình giảm nghèo” (Brassard, 2004). Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm nghèo ở việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xã về lương năm 1998. Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến người nghèo.

“Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam” Amy Y.C.Liu (2004) nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton (1999) và sử dụng số liệu VLSS năm 1992-1993 và 1997-1998.

Nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được được các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất bình đẳng còn yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được đánh giá so sánh theo các vùng, qui mô, ngành kinh tế để đưa ra được gợi ý giải pháp trọng điểm.

3. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là đi sâu vào việc phân tích để tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập trong những năm gần đây, thời kỳ chịu tác động lớn của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nghiên cứu sẽ so sánh kết quả định tính và định lượng giữa các ngành kinh tế, vùng trong cả nước. Dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích định tính và định lượng chuỗi số liệu từ 2002-2004 để dự đoán xu hướng biến động của mức bất bình đẳng giới trong thu nhập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra gợi ý chính sách nhằm đạt tới sự phát triển kinh tế. Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới sự bất bình đẳng về giới trong thu nhập .

- Nêu ra tổng quan về thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam; chính sách liên quan đến lao động, việc làm, tiền lương, chính sách đối với lao động nữ.

- Phân tích định tính và định lượng để tìm ra các nguyên nhân gây ra vấn đề bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam hiện nay.

- Đưa ra một số kiến nghị giải pháp giảm mức bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu:

- Thu nhập của người lao động làm công ăn lương của lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam (chia theo vùng, ngành), các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương, mức chênh lệch giữa thu nhập của lao động nam và nữ.

- Tác động của các chính sách, qui định đối với vấn đề lao động tiền lương và giới.

Phạm vi nghiên cứu:

- Tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, bao gồm :

i) các yếu tố kinh tế: đặc điểm cá nhân người lao động như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân .,các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp, khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực chính thức, trình độ giáo dục, nhóm ngành nghề; các yếu tố về vị trí địa lý và thay đổi về chính sách .,

ii) yếu tố phi kinh tế: quan điểm giới, về điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị .

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002-2004. Số liệu nghiên cứu điều tra mức sống dân cư qui mô quốc gia VLSS kết hợp số liệu thống kê và các nguồn khác.

5. Cấu trúc của đề tài

Cấu trúc của đề tài như sau:

Chương I. Cơ sở lý luận về Bất Bình đẳng giới trong thu nhập.

Chương II. Thực trạng và Yếu tố ảnh hưởng đến Bất Bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam.

Chương III. Kiểm chứng định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến Bất bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2004.

Chương IV. Một số gợi ý giải pháp chính sách nhằm hạn chế bất bình đẳng giới trong thu nhậ

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách
  • Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tác động của bất bình đẳng giới đến các ...

Upload: kynguyendesign

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 868
Lượt tải: 21

Tác động của một số yếu tố chính đến thu ...

Upload: giotnuocmattrongchieumua

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 597
Lượt tải: 16

Lợi ích của việc bố trí lao động hợp lý tới ...

Upload: hussaf319

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 560
Lượt tải: 18

Thực trạng người cao tuổi và một số giải ...

Upload: kihuyn

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 673
Lượt tải: 21

Thực trạng người cao tuổi và một số giải ...

Upload: boy_roam

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 6551
Lượt tải: 24

Bình đẳng giới trong sự phân công lao động ở ...

Upload: private_sky7x

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 2397
Lượt tải: 23

Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh ...

Upload: remember_sad2010

📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 517
Lượt tải: 16

Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh ...

Upload: dungnv86

📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 484
Lượt tải: 16

Thực trạng và ảnh hưởng của thiếu việc làm ở ...

Upload: vvfc0206

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1138
Lượt tải: 16

Đánh giá tác động của các chính sách xóa đói ...

Upload: bibeo90000

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1715
Lượt tải: 21

Đánh giá tác động của các chính sách xóa đói ...

Upload: hatt

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 647
Lượt tải: 17

Đánh giá tác động của các chính sách xóa đói ...

Upload: thitheokho

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 510
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao ...

Upload: binhnguyen

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1466
Lượt tải: 19

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Xã hội học
Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách LỜI MỞ ĐẦU Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy doc Đăng bởi
5 stars - 257916 reviews
Thông tin tài liệu 37 trang Đăng bởi: binhnguyen - 14/05/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 14/05/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách