Mã tài liệu: 228593
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 310 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Triết học cổ đại coi con người là một thực thể vũ trụ thu nhỏ, con người có số phận bị quy định bởi ý chí tạo hoá:
Triết học duy tâm tuyệt đối hoá đời sống tinh thần của cọn người chia cắt toàn bộ hoạt động tinh thần con người ra khỏi quá trình tâm sinh học của nó, tiêu biểu là triết học Hêghen. Hêghen coi con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, ông đã có công phát hiện ra một quy luật của đời sống tinh thần cá nhân (là sự phát triển của đời sống tinh thần cá nhân cần thiết và tất yếu phải lặp lại trong quá trình hình thái rút ngắn và cô đọng những trình độ cơ bản mà đời sống tinh thần xã hội đã trải qua) vạch ra cơ chế của đời sống tinh thần.
Phơ Bách nhà triết học duy vật siêu hình tiêu biểu phê phán Hêghen đã giai thích duy tâm siêu nhiên về bản chất con người. Theo Phơ Bách vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất con người, ông coi con người là một sinh vật hữu tính (có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, ước vọng .) con người là một bộ phận của giới tự nhiên, mà xét theo bản chất của nó là tình yêu thương (kiểu mẫu là tình yêu nam nữ). Tuy nhiên Phơ Bách đã mắc phải hạn chế lớn là ông đã chia cắt con người ra khỏi các quan hệ xã hội hiện thực của nó.
1.2. Quan điểm của triết học Mác-lê-nin về bản chất con người:
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội:
Trước hết con người chỉ tồn tại, phát triển khi thoả mãn các nhu cầu thiết yếu về sinh học. Các yếu tố để thoả mãn nhu cầu đó chỉ có được thông qua hoạt động lao động - hoạt động vật chất xã hội cơ bản của con người, chính lao động là yếu tố trực tiếp hình thành nên tất cả các quan hệ hiện thực của đời sống con người.
Sự thống nhất ấy được biểu hiện bằng ba mặt của đời sống hiện thực là đời sống sinh vật, đời sống tinh thần (tâm lý) và đời sống xã hội, do ba loại mối quan hệ trên (tự nhiên - ý thức - xã hội) ba hệ thống quy luật: (quy luật sinh học, quy luật tâm lý, quy luật xã hội) tạo thành.
+ Về mặt sinh vật: Con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, con người là sản phẩm của tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên. Do đó con người có mối quan hệ sống còn với giới tự nhiên, con người sinh thành phải tuân theo những quy luật phổ biến của tự nhiên như: các quy luật trao đổi chất, quy luật biến dị duy truyền, quy luật tái sản xuất giống nòi, quy luật tiến hoá, quy luật sinh, lão, bệnh, tử .
+ Về mặt đời sống tự nhiên: Thể hiện ra bên ngoài qua các nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu sản xuất, tái sản xuất, nhu cầu tình cảm .Mối liên hệ với tự nhiên và hệ thống các quy luật tự nhiên trực tiếp hình thành nên bản chất sinh vật của con người, làm nền tảng vật chất cho đời sống tâm lí và đời sống xã hội.
+ Về mặt đời sống tinh thần, tâm lý: Trên nền tảng sinh vật, hệ thống các quy luật tâm lý (tình cảm, tư tưởng, khát vọng, niềm tin, lý tưởng, ý chí, .) tạo nên mặt đời sống tinh thần của con người.
+ Về mằt đời sống xã hội: Con người vừa là sản phẩm của các quan hệ với tự nhiên, lại vừa là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Các quy luật xã hội, quy luật sản xuất, quy luật quan hệ cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội trực tiếp tác động hình thành nên đời sống xã hội của con người, vừa tác động chi phối đến các quan hệ tự nhiên, quan hệ tâm lý của con người.
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:
Con người là sản phâm của quá trình phát triển, tiến hoá về cả ba mặt: sinh học, tâm lý và xã hội, ở mỗi thời đại lịch sử cụ thể, do đó bản chất con người mang tính lịch sử cụ thể.Chính trong sự hình thành của mình, bản chất con người vừa là sản phẩm của cả ba mối quan hệ, ba mặt tác động (tự nhiên - tâm lý - xã hội) đồng thời con người vừa là chủ thể trong các quan hệ đó, vừa là sáng tạo và hoàn thiện không ngừng các quan hệ đó. Sáng tạo về văn hoá, tinh thần, sáng tạo xã hội và chính bản thân con người.
Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh bởi vì không có thế giới tự nhiên, mà ngược lại dựa vào giới tự nhiên, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên để phục vụ cho hoạt động sống của con người.Trong quá trình cải tạo tự nhiên, cụ thể là hoạt động lao động sản xuất con người lấy đó làm cơ sở tồn tại đồng thời thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, không có hoạt động của con người thì cũng không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội của loài người.
1.3. Kết luận:
Bản chất con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội, về đời sống sinh học và tâm lý của nó trong những gia
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 996
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1895
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 6839
⬇ Lượt tải: 80
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 930
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem