Mã tài liệu: 211621
Số trang: 61
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 650 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong khi trích dẫn lời Van-Uyt-Man : “Ai mở cuốn sách này sẽ gặp một con người”, Nhà thơ CuBa phê-Lich Pita Rô-đri-ghêthường xuyên viết : “Những lời đẹp đẽ đó dường như được nghĩ ra và viết riêng cho cuốn “Nhật ký trong tù”.
Còn tác giả Trần Huy Liệu viết rằng : “Đọc tập thơ của Bác, tôi không làm cái việc phân tích của một nhà phê bình, mà chỉ muốn được đi sâu thêm vào tình cảm của Bác, tâm hồn của Bác để yêu Bác hơn nữa”.
Dẫn ra những điều này, chúng tôi trước hết muốn khẳng định rằng “Nhật kí trong tù” là một bức chân dung tự hoạ chân thật và giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh; và khi chọn “Nhật kí trong tù” để thực hiện boá cáo khoa học này, chúng tôi không mong muốn gì hơn là được gặp gỡ với một con người - một nhân cách đã trở thành huyền thoại, được gần gũi với người hơn và để thêm yêu kính Người.
Phía sau những bài thơ, ta gặp ở Hồ Chí Minh một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu tấm lòng bao la, rộng mở và cảm thức nhân loại chân thành, sâu sắc thông qua những vần thơ viết trong tù của Bác.
Hồ Chí Minh là một người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Trong tấm lòng bao la của Bác có chỗ cho mỗi khổ đau và niềm vui sướng của mọi kiếp người. Trong ngực Bác là một trái tim của tình yêu thương vô hạn, đập cùng nhịp đập với cả nhân loại cần lao. Hồ Chí Minh là một người thuộc về mọi người, luôn luôn vui niềm vui của con người và đau nỗi đau của con ng-ời. Tình yêu thương của Bác, đó là một sự hiến dâng- sự hiến dâng trọn vẹn một cuộc đời.
Tình yêu thương vô hạn ấy đi vào thơ Hồ Chí Minh rất tự nhiên. Cảm hứng nhân đạo trong thơ Bác là một nỗi đau đời mênh mang, là tình thương dành cho mọi kiếp người không phân biệt màu da, chủng tộc, lứa tuổi, cảnh ngộ, đồng thời còn là những rung động tinh tế, tôn trọng con người, nhất là những người lao động bình thường.
Thơ ca - đó vốn là một lĩnh vực nhạy cảm. Đó là cánh cửa mà sau khi đi qua, bạn đọc sẽ thấy, sẽ cảm được những rung động sâu sắc và tinh tế nhất trong tâm hồn nhà thơ. Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống thơ ca của Hồ Chí Minh để tìm hiểu về tình yêu thương nhân loại, một điều không thể thiếu khi nói về nhân cách của Người.
Đề tài: Tình yêu thương nhân loại của Hồ Chí Minh trong “Nhật ký trong tù”
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Trong khi chọn “Nhật ký trong tù” làm đối tượng và phạm vi của đề tài này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu đặt ra yêu cầu tìm hiểu một cách có hệ thống về tình cảm nhân loại thể hiện qua những trang thơ của Hồ Chí Minh thì tập Nhật ký bằng thờ này là một sự lựa chọn hợp lí.
Đây là cuốn nhật kí mà Hồ Chí Minh đã viết trong thời gian bị giam cầm ở nhà lao của bè lũ Tưởng Giới Thạch. Hơn một năm ở tù, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với những người có thể nói là ở đáy cùng của xã hội Trung Quốc. Nhớ rằng đó là nhà tù của một chính quyền phản động, ta hiểu tù nhân không hoàn toàn là những người xấu, những người không có nhân cách. Trái lại, phần nhiều trong số họ chính là đại diện cho nhân loại cần lao bị áp bức, đoạ đày. Và, rất tự nhiên, họ đã trở thành nhân vật trong những dòng thơ đầy xúc cảm - yêu thương của người bạn tù Hồ Chí Minh.
Hơn thế, ở một phương diện nào đó, nhà tù còn có thể phản ánh được một chế độ xã hội. Trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, người ta chững kiến biết bao kiếp người khốn khổ, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em - những con người vô tội. Và nếu điều đó là chưa đủ để chứng minh rằng Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với xã hội Trung Quốc, với nhân dân Trung Quốc, thì trên những chặng đường chuyển lao, rõ ràng Bác đã gặp những người lao động bình thường : những người phu làm đường vất vả, những người nông dân hớn hở cừi vui, ca hát trên đồng lúa đến mùa thu hoạch của mình, hay có khi lại là một thiếu nữ nơi xóm núi, một đứa trẻ mục đồng
Họ đã đi vào những trang nhật kí bằng thơ qua lăng kính nhân từ của một người tù trên những chặng đường vất vả, gian lao.
Hồ Chí Minh đã viết “Nhật kí trong tù” ở bên những người Trung Quốc, trong xã hội Trung Quốc. Bởi vậy có thể xem đó là một nguồn tư liệu quý giá để ta tìm hiểu những rung động, những tình cảm mà người đã dành cho nhân dân Trung Quốc nói riêng và cả nhân loại cần lao nói chung.
Tất nhiên, “Nhật kí trong tù” không phải là những trang thơ duy nhất thể hiện tình cảm nhân loại của Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Bác đã viết nhiều tác phẩm ca ngợi tình đoàn kết quốc tế. Sẽ là không khó nếu chúng ta muốn tìm những dòng thơ giống những điều mà Bác viết trong “Việt Nam yêu cầu ca” khi còn ở Pháp :
“Riêng nhờ dân Pháp công hình
Đem lòng đoái lại của mình trong tay
Pháp dân nức tiếng xưa nay
Đồng bào, bác ái sánh tày không ai !
Nỡ nào ngoảnh mặt ngơ tai
Để cho mấy ức triệu người bơ vơ
Dân Nam một dạ ước mơ
Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự do
Rộng xin dân Pháp xét cho
Trước phò tiếng nước, sau phò lê công”.
Hay trong bài “Chúc mừng Quốc khánh nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc”.
“Mối tình đoàn kết Việt Hoa
Vừa là đồng chí, vừa là anh em”
Tuy nhiên, do đặt ra yêu cầu nghiên cứu có tính hệ thống và về một mặt khác, sự tập trung văn bản sẽ là một thuận lợi cho việc khảo sát trong điều kiện eo hẹp về thời gian. Sau này hy vọng chúng tôi sẽ có điều kiện để nghiên cứu vấn đề này đầy đủ, toàn diện hơn.
III. PHưƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau trên rất nhiều phương diện khác nhau về tác phẩm “Nhật kí trong tù”. Vấn đề tình cảm nhân loại đã từng được rất nhiều tác giả nhắc đến trong những công trình đó, nhưng chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống.
Thực hiện báo cáo khoa học này, trước hết chúng tôi sẽ thống kê các tác phẩm mang nội dung thể hiện tình cảm phân loại trong “Nhật kí trong tù” theo một số tiêu chí cụ thể. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành phân loại các bài thơ theo đề tài, qua đó có một số kiến giải ban đầu về tình cảm nhân loại của Bác. Trên cơ sở sự phân loại này, chúng tôi sẽ phân tích những cảm xúc, những rung động cụ thể mà Bác đã dành cho nhân dân Trung Quốc trong những trang thơ viết trong tù của mình.
IV. BỐ CỤC ĐỀ TÀI :
Trong báo cáo này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chúng tôi trình bày 3 chương như sau :
Chương I : Hồ Chí Minh và tình yêu thưương nhân loại.
Chương II : Bưước đầu khảo sát về tình yêu thương nhân loại trong “Nhật kí trong tù”.
I/ Tác phẩm “Nhật kí trong tù”
II/ Những bài thơ thể hiện tình cảm nhân loại.
III/ Bước đầu phân loại theo đề tài.
Chương III : Tình yêu thương nhân loại trong “Nhật kí trong tù”.
I/ Cái nhìn của Bác đối với cuộc sống đời thường.
A/ Bức tranh cuộc sống lao động của nhân dân Trung Quốc.
1) Một cuộc sống nghèo khổ, gian nan.
2) Một cuộc sống đầy niềm tin
3) Vẻ đẹp của cuộc sống vất vả, gian nan.
B/ Hình ảnh hường phụ nữ và trẻ em trong “Nhật kí trong tù”.
1) Người phụ nữ và trẻ em trong bất hạnh, khổ đau.
2) Người phụ nữ, trẻ em và vẻ đẹp của họ trong cuộc đời.
II/ Những cảm nhận của Bác về cuộc sống trong tu.
A/ Cảnh sống trong tù với Bác là một cuộc sống gia đình.
B/ Những người bạn tù đi vào thơ Bác trong tấm lòng yêu thương, đồng cảm.
III/ Cái nhìn bao dung của Bác.
IV/ Cái nhìn của Bác hướng ra thế giới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3865
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 800
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 2620
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1692
⬇ Lượt tải: 19