Mã tài liệu: 211639
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 455 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tư tưởng chỉ đạo cũng như trong thực thực tiễn hành động, Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò làm chủ của nhân dân, tôn trọng quyền lực của dân, tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của dân. Người quan niệm: chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, do đó phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân. Trong Di chúc, đề cập đến những công việc đổi mới to lớn, phức tạp, khó khăn sau chiến tranh, Người nhắc nhở: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. 1, 505.
Để vận dụng bài học quý báu “nước lấy dân làm gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng mới đầy khó khăn thử thách ngày nay, thì việc nghiên cứu, học tập tư tưởng của Người là vấn đề cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.Trong khuôn khổ của một niên luận nhỏ, tác giả mong muốn góp thêm một cách tiếp cận vấn đề vai trò của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những giá trị, tinh hoa trong truyền thống, đặc biệt là trong tư tưởng Nho giáo phương Đông. Từ đó, thấy được sự vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, tầm cao của một tư tưởng lớn đã xoá nhoà, đẩy lùi tất cả những hạn chế trong tư tưởng của các bậc tiền bối đi trước, để vượt lên trên hết là tư tưởng cao cả vì dân, vì nước, là ánh sáng của một trí tuệ thời đại.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và bài học “nước lấy dân làm gốc” của Người, trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng ta cũng nhấn mạnh: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. 30; 86. Trong điều kiện đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng Dân – xác định Dân là gốc, là vốn quý, là cội nguồn sức mạnh to lớn. Điều này chứng tỏ, Đảng – Nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò và sức mạnh của Dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Dân vi bản trong truyền thống dân tộc, Dân là gốc nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt, một vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội. Từ đó, có những chủ trương, chính sách phù hợp, kết hợp với những giá trị truyền thống với tinh hoa văn hoá nhân loại và nhu cầu thời đại. Đó là ý nghĩa thực tiễn của đề tài niên luận này.
Đề tài: Sự kế thừa quan niệm về dân của Nho giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh nói chung và nghiên cứu tư tưởng Dân vi bản của Khổng Tử – Mạnh Tử nói riêng không chỉ diễn ra ở Tổ Quốc mà còn mở ra phạm vi quốc tế: Ở Việt Nam, đã có rất nhiều học giả tham gia nghiên cứu và có nhiều công trình lớn như: Khổng Giáo phên bình tiểu luận của Đào Duy Anh, Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc – Lê Văn Quán. Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc – Lã Trấn Vũ, Nho Giáo – Trần Trọng Kim; Văn hiến Việt Nam – Vũ Khiêu, Nho giáo xưa và nay – Quang Đạm, Xã hội sử Trung Quốc - Đặng Thai Mai .
Đối với quan niệm về dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, do tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tri thức lý luận mang tính phổ quán nên những tư tưởng của Người được phản ánh không chỉ trong các văn kiện, tác phẩm của Người mà còn được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng – Nhà nước ta do Người đứng đầu; trong các bài nói, bài viết, thư gửi quốc dân đồng bào, chiến sĩ cả nước được tập hợp trong bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội xuất bản cũng thể hiện rõ nét quan điểm về dân, vai trò của quần chúng nhân dân trong tư tưởng của Người. Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng có những tác phẩm nói về tư tưởng dân bản của Người như: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch – Trần Dân Tiên; Trường Chinh: Hồ Chí Minh – Lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam . Một số tạp chí: Lý luận chính trị, Triết học, tạp chí Cộng sản .cũng đăng nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về tư tưởng dân vi bản trong quan niệm của Người.
Trên cơ sở những tri thức khoa học đã đạt được của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả muốn trình bày một phần nhỏ trong hệ tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, muốn làm nổi bật vai trò, tầm quan trọng, địa vị của quần chúng nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong tiến trình lịch sử dân tộc. Hơn nữa, tác giả muốn nhân mạnh đến sự kết hợp giữa cơ sở lý luận là tư tưởng “Dân vi bản” của Khổng – Mạnh với tư tưởng truyền thống và yếu tố thời đại trong quan niệm về Dân của Hồ Chí Minh. Làm cho tư tưởng về Dân của Người vừa mang đậm chất Nho, vừa có màu sắc Đại Việt, vừa thấm nhuần tinh thần tiến bộ của thời đại. Tư tưởng ấy là một di sản quý báu mà Người để lại cho chúng ta, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đầy thời cơ và thách thức như ngày nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích của niên luận này nhằm nâng cao nhức và hiểu biết của mình về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự vững mạnh, cường thịnh của quốc gia, dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Thấy được sự vĩ đại của tư tưởng Dân trong Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tinh hoa nhân loại Đông – Tây và tầm cao của một tư tưởng tiến bộ mới được hình thành trên cơ sở khoa học đúng đắn.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:Trình bày tư tưởng về Dân trong Nho Giáo thể hiện trong tư tưởng của hai triết gia tiêu biểu: Khổng Tử – Mạnh Tử, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế đó. Nhận thấy những giá trị tích cực của Nho Giáo một lần nữa lại được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh, được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới, làm cho tư tưởng về Dân được mở rộng, sâu sắc, khái quát, được hiểu một cách đúng đắn và toàn diện. Mặc dù Khổng Tử – Mạnh Tử và Hồ Chí Minh sống ở những thời đại lịch sử khác nhau và cách xa nhau nhưng vẫn có những nét tương đồng hội tụ trong tư tưởng. Đặc biệt, vượt lên trên hết là tính nhân văn, nhân đạo, tinh thần cách mạng tiến bộ cao cả trong quan niệm về Dân của tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khổng Tử – Mạnh Tử – Hồ Chí Minh là những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử. Việc nghiên cứu tư tưởng Dân trong quan niệm của các ông là một vấn đề rộng, nó được trình bày qua các câu nói, bài viết, qua nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau. Do vậy, khi nghiên cứu đòi hỏi tác giả phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp Duy vật biện chứng, phương pháp Duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối sánh.
5. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần kết luận
Phần nội dung chính gồm 2 chương trình, 4 tiết
Chương I: Quan niệm về Dân trong Nho Giáo qua một số triết gia tiêu biểu.
1.1. Dân trong quan niệm của Nho giáo qua một số triết gia tiêu biểu.
1.2. Giá trị và hạn chế.
Chương II. Quan niệm về Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.1. Nguồn gốc hình thành quan niệm về Dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.
2.2. Quan niệm về Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 4882
⬇ Lượt tải: 56
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 17