Mã tài liệu: 259555
Số trang: 42
Định dạng: doc
Dung lượng file: 694 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh một điều rằng: để đánh thắng được kẻ thù xâm lược, giành lại nền độc lập cho tổ quốc và cuộc sống tự do, hoà bình cho nhân dân, thì ngoài sức mạnh tinh thần (lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, yêu chuộng hoà bình ) không thôi thì không thể đánh thắng được kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được lịch sử chứng minh bằng sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) chống quân xâm lược phương bắc. Nên để đánh thắng được kẻ thù xâm lược thì ngoài sức mạnh tinh thần cần có sức mạnh lực lượng quần chúng nhân dân. Nếu kết hợp được sức mạnh của hai yếu tố đó, thì chúng ta có thể đánh bại được bất kỳ kẻ thù xâm lược hung mạnh nào, điều đó được chứng minh bằng sự thắng lợi của quân và dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII, khởi nghĩa Lam Sơn đánh thắng quân Minh thế kỷ XV và cuộc đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh và Xiêm của Quang Trung (Nguyễn Huệ) thế kỷ XVIII.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mà hầu hết các dân tộc ở Châu Á, Phi, Mỹ la tinh đều nằm dưới sự thống trị và bóc lột của các nước đế quốc chủ nghĩa. Trong đó Việt Nam nằm dưới sự thống trị và bóc lột của thực dân Pháp. Kể từ khi Pháp tiến hành xâm lược nước ta từ 1858, đã có rất nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản nổ ra nhưng đều thất bại. Bởi vì các phong trào yêu nước đó đều không có đường lối cách mạng đúng đắn và phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Từ bài học kinh nghiệm ấy và nhận ra được tầm quan trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân tức là sức mạnh của lực lượng cách mạnh đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, thì ngay khi mới ra đời năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) đã chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Chính điều này là một trong những sự chuẩn bị và là nhân tố quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Vì vậy để hiểu rõ hơn và làm sáng tỏ hơn quá trình xây dựng lực lượng cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930-1945), là điều rất cần thiết đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu lịch sử Đảng . để từ đó thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng cách mạng đối với thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Đồng thời rút ra những kinh nghiệm về xây dựng lực lượng cách mạng trong giai đoạn về sau. Chính vì điều đó mà em tập trung nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ hơn về công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1930-1945. Giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, đánh giá đúng hơn về công tác xây dựng lực lượng cách mạng và về thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn cách mạng sau.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
Với phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận, trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ của đề tài, thì đề tại tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Đường lối, chủ trương của Đảng.
- Xây dựng lực lượng chính trị.
- Xây dựng lực lượng vũ trang.
Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu 3 vấn đề nói trên, trải dài trong khoảng 15 năm, từ khi Đảng ra đời 1930 đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và sử lý những tài liệu này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung gồm 3 chương (có ảnh minh hoạ), kết luận và mục tài liệu tham khảo.
A. MỞ ĐẦU
[*]Lý do chọn đề tài
[*]Mục đích nghiên cứu đề tài
[*]Nhiêm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
[*]Phương pháp nghiên cứu
[*]Kết cấu đề tài
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
I. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1930-1935
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới
b. Tình hình trong nước
2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị trong thời kỳ cao trào cách mạng 1930-1931
3. Thời kỳ vừa đấu tranh khôi phục các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, vừa lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1932-1935
II. Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng trong cao trào cách mạng 1936-1939
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới
b. Tình hình trong nước
2. Chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng trong thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939
CHƯƠNG II: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI VŨ TRANG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN 1939-1945
I. Hoàn cảnh lịch sử
1. Tình hình thế giới
2. Tình hình trong nước
II. Chủ trương của Đảng trước tình hình mới
1. Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939
2. Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1940
3. Hội nghị trung ương Đảng tháng 5/1941
III. Đảng xây dựng lực lượng cách mạng
1. Xây dựng căn cứ địa cách mạng
2. Xây dựng lực lượng chính trị
3. Xây dựng lực lượng vũ trang
IV. Kết quả trong Cách mạng tháng Tám 1945
CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
1. Từng thời kỳ, Đảng định ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sát đúng để tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng
2. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với trình độ giác ngộ và khả năng đấu tranh của các tầng lớp và các giai cấp
3. Kết hợp đúng đắn xây dựng lực lượng và lực lượng vũ trang
4. Xây dựng và bố trí lực lượng đều khắp trên các địa bàn nông thôn và thành thị
5. Gắn xây dựng lực lượng với đấu tranh, thông qua đấu tranh để củng cố, phát triển lực lượng
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1914
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1019
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1348
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 3094
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 826
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17