Mã tài liệu: 46703
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 111 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh được ví như là người chèo thuyền đưa con thuyền Việt Nam cập đến bến Độc Lập. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đánh đuổi được bọn thực dân và giành được độc lập. Nhưng điều gì dẫn tới sự thành công này trong khi các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh… không làm được? Đó chính là tư tưởng đường lối đúng đắn của Người. Thực thế đã chứng minh rằng, trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội. Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nhưng Hồ Chí Minh đã đi theo con đường khác khắc phục những nhược điểm của các bậc tiền bối. Người đã biết kết hợp giữa các giá trị truyền thống văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây, phát huy những truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc ta và vận dụng, sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin để tìm ra “con đường mới”. Trong đó, tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 19