Tìm tài liệu

Van dung moi quan he vat chat y thuc trong dinh huong doi moi phuong phap day hoc mon Ngu van o nha truong THPT hien nay

Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay

Upload bởi: phan_x20

Mã tài liệu: 255810

Số trang: 29

Định dạng: docx

Dung lượng file: 145 Kb

Chuyên mục: Triết học

Info

MỤC LỤC[URL="/#_Toc283300231"]MỤC LỤC 1

[URL="/#_Toc283300232"]MỞ ĐẦU 3

[URL="/#_Toc283300233"]1. Lý do chọn đề tài 3

[URL="/#_Toc283300234"]2. Lịch sử vấn đề. 4

[URL="/#_Toc283300235"]3. Giới hạn đề tài 6

[URL="/#_Toc283300236"]4. Phương pháp nghiên cứu. 7

[URL="/#_Toc283300237"]NỘI DUNG 8

[URL="/#_Toc283300238"]Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8

[URL="/#_Toc283300239"]I.1. VẬT CHẤT 8

[URL="/#_Toc283300240"]I.2. Ý THỨC 8

[URL="/#_Toc283300241"]I.2.1. Bản chất của ý thức. 8

[URL="/#_Toc283300242"]I.2.2. Kết cấu của ý thức. 9

[URL="/#_Toc283300243"]I.3. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 10

[URL="/#_Toc283300244"]I.3.1. Vai trò quyết định của vật chất với ý thức. 10

[URL="/#_Toc283300245"]I.3.2. Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất 10

[URL="/#_Toc283300246"]I.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. 11

[URL="/#_Toc283300247"]Chương II. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 12

[URL="/#_Toc283300248"]II.1. VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC – THỰC TẾ KHÁCH QUAN, QUY LUẬT KHÁCH QUAN QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 12

[URL="/#_Toc283300249"]II.1.1. Nhân tố vật chất và ý thức trong hoạt động dạy học. 12

[URL="/#_Toc283300250"]II.1.2. Vai trò quyết định của nhân tố vật chất với nhân tố ý thức trong lịch sử dạy học văn ở nhà trường nước ta. 14

[URL="/#_Toc283300251"]II.2. Ý THỨC CÓ SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI VỚI VẬT CHẤT 20

[URL="/#_Toc283300252"]Chương III. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ, Q.6, TP HCM . 22

[URL="/#_Toc283300253"]III.1. NHÂN TỐ VẬT CHẤT 23

[URL="/#_Toc283300254"]III.1.1. Thực tế khách quan. 23

[URL="/#_Toc283300255"]III.1.2. Quy luật khách quan. 24

[URL="/#_Toc283300256"]III.2. NHÂN TỐ Ý THỨC 24

[URL="/#_Toc283300257"]III.2.1. Mục tiêu và nội dung dạy học môn Ngữ văn. 25

[URL="/#_Toc283300258"]III.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT Bình Phú 25

[URL="/#_Toc283300259"]KẾT LUẬN 28

[URL="/#_Toc283300260"]TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiXu thế của thời đại hiện nay là sự phát triển: phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học. Bước chuyển biến của thời đại “bùng bổ thông tin” đã tác động mạnh mẽ tới giáo dục.

Nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giai đoạn chuyển mình từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và tri thức. Yếu tố quyết định cho sự thành công của sự nghiệp ấy là con người, vì vậy phải chăm lo phát triển nguồn lực con người. Nhà trường phải thay đổi nội dung và phương pháp giáo dục để chuẩn bị cho xã hội một lớp người lao động mới, có những năng lực và phẩm chất phù hợp với yêu cầu của đất nước trong thời kì mới.

Bên cạnh đó, xu thế phát triển, đổi mới phương pháp giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới buộc Việt Nam cũng phải đổi mới. Xu thế ấy đã được UNESCO đề xướng với bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

Ngữ văn là môn học đã được giảng dạy từ lâu ở trường phổ thông và có tác động mạnh trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, cho nên không chỉ ở nước ta mà ở hầu hết các nước tiên tiến, vấn đề chất lượng dạy học Văn ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục xã hội. Với cải cách giáo dục, môn Văn đã đạt được những bước tiến đáng kể. Thế nhưng, một vấn đề đang còn khó khăn và cần tìm hướng giải quyết hiện nay, đó là vấn đề phương pháp dạy học Văn trong trường phổ thông. Báo Nhân Dân có hai bài nêu vấn đề phương pháp dạy học với những nhận xét khá quan trọng: “Có thể nói phương pháp là vấn đề gay gắt cốt lõi nhất của chất lượng”; “Yếu nhất của đội ngũ này (giáo viên) là phương pháp giảng dạy”.Như vậy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Văn nói riêng đang là một vấn đề bức xúc của nhà trường chúng ta.

Mặc dù phát biểu cách đây đã khá lâu, nhưng có thể lấy câu nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng sau đây làm tư tưởng chỉ đạo việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông: “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn chế. Thế cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình ”. Người viết thật sự rất tâm đắc với điều này và tin rằng đó cũng là suy nghĩ chung của những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và phát triển của đất nước.

Càng nhìn ra thế giới, chúng ta càng mong muốn xúc tiến gấp việc đổi mới phương pháp khoa học và giáo dục. Cũng như các môn học nói chung, Ngữ văn không tách khỏi sự tác động của điều kiện, môi trường hoạt động giáo dục trong mối quan hệ với hoàn cảnh, tình hình chính trị - xã hội chung của đất nước. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chế độ nào, nhà trường ấy”. Thêm vào đó, trong quá trình học tập Triết học, chúng tôi càng nhận thấy rõ ràng mối quan hệ này. Vì vậy người viết đã chọn đề tài: “Vận dụng mối quan hệ vật chất – ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay” để tiến hành nghiên cứu. Trong đề tài này, người viết đặc biệt tập trung nghiên cứu vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và sự ảnh hưởng của nó đến việc đổi mới mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn.

2.Lịch sử vấn đềNgay từ thời cổ đại, Socrat đã đưa ra một phương pháp dạy học hướng tới sự nâng đỡ học sinh trong quá trình tự mình đi tìm kiến thức, gọi là phương pháp “bà đỡ”. Nhưng chỉ đến thời hiện đại thì tính tích cực của phương pháp này mới phát triển mạnh. Thế kỉ XVII, Komenxki, nhà giáo dục nổi tiếng đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách hãy tìm ra các phương pháp cho các giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Tư tưởng này ngày càng được hoàn thiện và bổ sung bởi những đóng góp của các nhà sư phạm, các nhà giáo dục. Quan điểm dạy học đã có hệ thống và cơ sở cho nên trong thời gian qua, các nhà trường trên thế giới đều thực hiện việc đổi mới. Ở Pháp, người ta đã tiến hành cải cách giáo dục (1935), chuyển sang cách dạy định hướng và quan sát. Ở Nhật đã sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực để đào tạo con người hiện đại của họ. Ở Mỹ, nhà sư phạm nổi tiếng J. Deway đã đưa ra một phương châm được xem là cách tân của khoa học sư phạm: “Học sinh là mặt trời xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”.Và ở nhà trường nước ta cũng đang tiếp cận xu hướng này, tuy vậy do mới vận dụng nên những chuyển biến về phương pháp chỉ là khởi đầu.

Hơn 20 năm qua, gắn với những thành tựu chung của công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên đất nước ta, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tạo nguồn động lực đưa nhà trường tiến kịp với yêu cầu của thời đại mới đặt ra. Sự chuyển biến của quá trình giáo dục – đào tạo đã làm thay đổi nhận thức về mục đích, nội dung và phương pháp dạy, đưa đến cuộc cách mạng thực sự về quan điểm giáo dục. Nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục Trần Hồng Quân đã từng nói: “Cuộc cách mạng về phương pháp đang diễn ra trên thế giới có phạm vi rất rộng bao gồm các phương pháp lựa chọn nội dung, các phương pháp dạy học, các phương pháp sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại và chính cuộc cách mạng về phương pháp này sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới”.

Trong bối cảnh đó, các môn học ở nhà trường đều có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp với bước phát triển mới của chiến lược giáo dục, góp phần hoàn thiên mô hình nhân cách học sinh, người chủ nhân tương lai của đất nước. Môn Văn, môn học giữ vị trí quan trọng trong nhà trường lại càng phải nhanh chóng bước vào đổi mới, khắc phục sự trì trệ, xơ cứng kéo dài.

Nhìn vào tiến trình học Văn, qua việc phê phán, xóa bỏ những cách thức dạy học cũ – được gọi là phương pháp truyền thống – và thay thế bằng một số phương pháp dạy học Văn mới, tình hình dạy học Văn có sự chuyển biến, ý định về cuộc canh tân phương pháp dạy học được khởi xướng. Tuy nhiên, việc đề xuất phương pháp dạy học Văn đó vẫn chưa hội tụ đủ điều kiện để tạo ra những chuyển biến thực sự sâu rộng, vững chắc làm cho việc đổi mới phương pháp dạy học có khả năng hiện thực. Thực tế dạy học Văn ở trường THPT vẫn còn đặt ra nhiều đòi hỏi cấp thiết, bởi vì các phương pháp dạy học Văn được lựa chọn chưa khẳng định rõ ưu thế của nó như chủ định. Vì thế, người giáo viên Văn gặp lúng túng, dễ bị níu kéo trở lại mối mòn của phương pháp dạy học cũ. Từ đó, vấn đề mấu chốt của phương pháp dạy Văn mới là ở sự thuyết phục của những cơ sở lý luận khoa học và tính khả thi của nó qua thực tế dạy học. Có như vậy phương pháp dạy học mới trở thành công cụ hiệu nghiệm giúp cho người dạy, người học vươn lên hoàn thành nhiệm vụ dạy học đặt ra.

Việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học Văn đòi hỏi người giáo viên Văn phải bằng suy nghĩ mới, phải tìm ra những cách thức dạy học thích hợp, sáng tạo để làm cho việc cảm thụ tiếp nhận tác phẩm văn chương được tiến hành theo đúng đặc trưng, tính chất của môn học đặc thù. Bởi vậy việc thường xuyên quan tâm tìm tòi và lựa chọn những cách thức dạy học tích cực, hiệu quả cần được xem là mối quan tâm hàng đầu của người giáo viên trong hoạt động dạy học hiện nay. Muốn vậy, chúng ta phải tiến hành một cách xác lập toàn diện hệ thống cơ sở lý luận khoa học cũng như kiểm chứng qua thực tiễn dạy học để đề xuất phương pháp dạy học đạt kết quả tốt nhất.

3.Giới hạn đề tàiHiện nay các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng xuất hiện khá nhiều và tập trung lại thành một hệ thống phương pháp giáo dục. Ở đây, người viết chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực tế khách quan và quy luật khách quan và việc vận dụng một số phương pháp dạy học nhất định dựa trên những điều kiện cụ thể (khảo sát thực tế tại một trường THPT ở Q 6, Tp.HCM). Trong quá trình tiến hành công việc, người viết gặp một số khó khăn về tài liệu, về kinh nghiệm thực tế nên việc áp dụng phương pháp mới vào bài giảng còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, với ý nghĩ muốn góp một phần nhỏ vào công việc đổi mới phương pháp đang rất cần thiết của ngành giáo dục hiện nay, người viết có thêm cơ sở để tự tin vào công việc mình thực hiện.

4.Phương pháp nghiên cứuĐể hoàn thành tiểu luận một cách hệ thống, hoàn chỉnh và chính xác người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu; Phương pháp khảo sát, thực hành

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay
  • Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng ...

Upload: tinhyeu_hong

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 531
Lượt tải: 19

Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý ...

Upload: shareholderhanoi

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 385
Lượt tải: 17

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật ...

Upload: trungdongquan22

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 433
Lượt tải: 19

Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ...

Upload: lequanganh12

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 541
Lượt tải: 17

Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ...

Upload: hat

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 516
Lượt tải: 16

Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ...

Upload: khanhh2o

📎
👁 Lượt xem: 455
Lượt tải: 20

Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ...

Upload: girllovely225

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 688
Lượt tải: 17

Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ...

Upload: duongdb

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 577
Lượt tải: 17

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật ...

Upload: tdlctlf

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1066
Lượt tải: 25

Lý luận Triết học Mác Lê nin về mối quan hệ ...

Upload: duydat1081982

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 536
Lượt tải: 18

Quan điêm duy vật biên chứng về mối quan hệ ...

Upload: pbphuong

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 762
Lượt tải: 21

Vận dụng mối quan hệ vật chất và ý thức và ...

Upload: nguyenhoangminh2109

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 765
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong ...

Upload: phan_x20

📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 509
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay MỤC LỤC[URL="/#_Toc283300231"]MỤC LỤC 1 [URL="/#_Toc283300232"]MỞ ĐẦU 3 [URL="/#_Toc283300233"]1. Lý do chọn đề tài 3 [URL="/#_Toc283300234"]2. Lịch sử vấn đề. 4 [URL="/#_Toc283300235"]3. Giới hạn đề tài 6 [URL="/#_Toc283300236"]4. Phương pháp docx Đăng bởi
5 stars - 255810 reviews
Thông tin tài liệu 29 trang Đăng bởi: phan_x20 - 25/07/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 25/07/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Vận dụng mối quan hệ vật chất ý thức trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT hiện nay