Mã tài liệu: 127490
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay đã đặt ra trước mắt chúng ta nhiều vấn đề lí luận cấp bách trong đó có vấn đề nguồn gốc và động lực của sự phát triển xã hội. Nếu không làm sáng tỏ vấn đề này thì chúng ta sẽ không biết làm thế nào để cho quá trình phát triển diễn ra theo chiều hướng và nhịp độ phát triển xã hội như ta mong muốn
Trong những năm trước đây,khi bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đã chú trọng đến vấn đề nguồn gốc cuả sự phát triển nhưng đã không bàn bạc một cách kĩ lưỡng, để rồi tình trạng trì trệ của nền kinh tế trong sự phát triển kinh tế_xã hội đã buộc chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề này một cách đúng đắn. Chính vì vậy việc tìm ra cho được nguồn gốc và động lực thật của sự phát triển xã hội ở nuớc ta là cực kì cần thiết. Tìm nguồn gốc tức là tìm cái gây nên sự vận động và phát triển của sự vật. Còn tìm động lực tức là tìm cái thúc đẩy sự vận động và phát triển ấy. Theo đó có thể thấy rằng mâu thuẫn vừa là nguồn gốc vừa là động lực của sự vận động, nhưng không phải cái nào là động lực cũng đồng thời là nguồn gốc và động lực phát triển của sự vật. Do đó chúng ta phải tiến hành phân tích các mâu thuẫn hiện đang tồn tại và tác động trong sự vật. Nhưng ngoài các mâu thuẫn này chúng ta còn phải tìm các yếu tố khác đóng vai trò là động lực của sự phát triển đó nữa.Trong triết học, quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng, là hạt nhân của phép biện chứng, nó vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã khẳng định rằng: “Mọi sự vật và hiên tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong”. Mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt đối lập, mặt này đối lập với mặt kia nhưng lại liên hệ ràng buộc với nhau tạo thành mâu thuẫn. Không có một sự vật nào lại không có mâu thuẫn, không có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật hiện tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn kia lại xuất hiện. Ăng ghen đã chỉ ra rằng: “Ngay hình thức vận động đơn giản nhất của vật chất - vận động cơ học đó là một mâu thuẫn”. Mỗi mâu thuẫn phải có hai mặt đối lập, nhưng không phải mặt đối lập bất kì nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Chỉ những mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lai với nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau. Ví dụ: Trong sinh vật có hai mặt đối lập nhau đó là đồng hoá và dị hoá, hai mặt này thống nhất với nhau, quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy có thể chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có một đặc điểm riêng của nó. Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn,những sự khác nhau đó biến thành sự đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt,nếu có điều kiện chín mùi,thì hai mặtđối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy, sự thống nhất của hai mặt đối lập mới được hình thành cùng với mâu thuẫn mới.Mâu thuẫn này lại triển khai,phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập đã làm cho sự vật đó không thể tồn tại mãi mãi
Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động và phát triển
Kết cấu đề tài:
i. một số loại mâu thuẫn
ii. vấn đề mâu thuẫn trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 125
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 17