Mã tài liệu: 238058
Số trang: 5
Định dạng: docx
Dung lượng file: 24 Kb
Chuyên mục: Triết học
[FONT="]Sự vận động và phát triển của xã hội là do nhiều nguyên nhân. Suy đến cùng, chính những hoạt động của con người - chủ thể của tiến trình lịch sử là nguyên nhân sâu xa nhất tạo nên sự vận động và phát triển của xã hội. Bằng những hoạt động có mục đích của mình, con người vừa làm thay đổi bản thân vừa làm biến đổi xã hội. Động lực thúc đẩy những hoạt động đó chính là nhu cầu và lợi ích của con người. Thực tế cuộc sống của mỗi con người luôn tồn tại một chuỗi nhu cầu, từ nhu cầu về vật chất đến nhu cầu về tinh thần và nhiều nhu cầu khác nữa. Lợi ích là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu của con người. Bởi vậy, lợi ích luôn là vấn đề gắn chặt với mỗi con người và xã hội loài người, và như C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định: “Lợi ích là thuộc tính tất yếu của con người và nó gắn kết các thành viên xã hội dân sự lại với nhau”(1). [FONT="]
[FONT="]Mỗi cá nhân, giai cấp và tầng lớp xã hội đều có những lợi ích riêng và các hoạt động theo đuổi lợi ích riêng nên trong xã hội tồn tại những mối quan hệ lợi ích rất phong phú và đa dạng. Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau của mỗi quốc gia – dân tộc, yêu cầu và mục tiêu của việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích được đặt ra khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của xã hội đặt ra. Việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng và tác động đến các cá nhân, cộng đồng, giai cấp trong xã hội. Các mối quan hệ lợi ích, nếu được giải quyết đúng đắn và kịp thời thì sẽ tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, quan hệ lợi ích không được giải quyết phù hợp sẽ kìm hãm, phá vỡ sự ổn định, thậm chí đẩy lùi tốc độ phát triển của xã hội. Vì thế, lợi ích được ví như “điểm huyệt” nhạy cảm nhất mà khi tác động vào đó, cơ thể xã hội sẽ có những thay đổi nhanh chóng theo mục đích của chủ thể tác động.(1)[FONT="]
[FONT="]Một yêu cầu cơ bản trước mắt cũng như lâu dài đặt ra đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là phải đảm bảo được tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Vấn đề quan trọng đó không chỉ do điều kiện kinh tế - xã hội và thực tiễn nhu cầu phát triển của đất nước quy định, mà còn bị chi phối và tác động bởi bối cảnh quốc tế và thời đại. Ngày nay, những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, không còn là những yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc đẩy nhanh tốc độ thực hiện và đảm bảo sự bền vững của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Yếu tố quan trọng, quyết định hàng đầu đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là nguồn lực con người - nguồn lực gốc của mọi nguồn lực. Tuy vậy, để khai thác và phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của nguồn lực con người, cần phải tạo ra những động lực mạnh mẽ bằng việc đảm bảo các nhu cầu, lợi ích thiết thân của con người. [FONT="]
[FONT="]Ở nước ta, trước đây cách mạng sở sĩ có được nhiều thắng lợi to lớn là do trong những thời điểm lịch sử quan trọng nhất, Đảng ta đã đưa ra những chủ trương và chính sách giải quyết vấn đề lợi ích phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là đối với nông dân - lực lượng đông đảo nhất trong xã hội. Khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày” đã tạo được động lực, phát huy sức mạnh to lớn của nông dân Việt Nam đánh đổ địa chủ, phong kiến trong cách mạng dân chủ nhân dân. Do đó, đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa - một quốc sách đặc biệt quan trọng mà đất nước đang theo đuổi, mục tiêu của sự nghiệp đó phải được xác định là phục vụ lợi ích của nhân dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân. Có như vậy, mới hình thành được động lực to lớn thúc đẩy nhân dân tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Động lực thúc đẩy họ hoạt động, trước hết là những nhu cầu, lợi ích của chính bản thân, tiếp đó là lợi ích của tập thể và lợi ích chung của toàn xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước vì thế mà được đẩy nhanh tốc độ thực hiện, đảm bảo được sự bền vững. [FONT="]
[FONT="]Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, nhu cầu và lợi ích kinh tế đang nổi lên như những nhu cầu, lợi ích căn bản, cấp thiết nhất của hầu hết các giai cấp, tầng lớp xã hội. Đó cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi nó phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta hiện nay - hoạt động lao động sản xuất và kinh doanh, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi chủ thể trong xã hội đều tự ý thức về những nhu cầu thiết thân đó để tiến hành các hoạt động nhằm đạt được lợi ích kinh tế của mình. Để tạo được động lực tổng hợp cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì lợi ích kinh tế của từng chủ thể trong xã hội phải được tôn trọng và thực hiện. [FONT="]
[FONT="]Nông dân nước ta là giai cấp đông đảo nhất trong số các giai cấp, tầng lớp xã hội. Trong suốt tiến trình cách mạng của dân tộc, giai cấp nông dân luôn tâm nguyện một lòng đi theo Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống cần cù, không ngại khó khăn và gian khổ, góp phần to lớn cùng toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước sang thời kỳ mới. Hiện nay, nông dân nước ta chiếm gần 70% lực lượng lao động xã hội, họ vừa là đối tượng chịu sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng là chủ thể tích cực tham gia thực hiện quá trình ấy. Do vậy, đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân là yếu tố quyết định nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [FONT="]
[FONT="]Lợi ích kinh tế của người nông dân gắn liền với những tiền đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bởi vậy, “nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”(2). Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau nhưng nếu không được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách vững chắc. Những thành tựu đạt được của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ sở đảm bảo thực hiện lợi ích kinh tế của người nông dân nước ta. [FONT="]
[FONT="]Một điều không thể phủ nhận là, trong khoảng 1/4 thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới đất nước vừa qua, đặc biệt là với những tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Đời sống của người nông dân đã có những đổi thay tích cực. Thu nhập của người nông dân đã từng bước được cải thiện và nâng cao hơn nhiều so với trước.(2)Nông dân nước ta, từ chỗ thiếu đói thường xuyên, nay đã có dư thừa lương thực để xuất khẩu; từ đa số sống trong cảnh nhà tranh, nay đã là nhà ngói và bê tông hóa; trước đây, chủ yếu sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, nay đã vươn lên sản xuất hàng hóa và cung cấp ra thị trường nước ngoài. Có thể thấy rõ hơn nữa những đổi thay tích cực trong đời sống của người nông dân qua các số liệu: “Thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 723 USD năm 2007; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007; thu nhập bình quân đầu người nông thôn năm 1999 là 3.540.000đ, đến năm 2006 đã tăng lên 6.072.000đ”(3) . [FONT="]
[FONT="]Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân thì ở lĩnh vực này, thời gian gần đây vẫn còn có nhiều hạn chế. Chúng ta đã có nhận thức đúng đắn rằng, giải quyết hiệu quả vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là cơ sở quan trọng đảm bảo thực hiện lợi ích kinh tế của người nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết vấn đề “tam nông” ở nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập. “Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, . Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; . Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn . Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 918
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16