Mã tài liệu: 139782
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Không phải chỉ bây giờ con người mới nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, mà trong lịch sử phép duy vật biện chứng của triết học, không ít các nhà triết học ít nhiều cũng đã có những đề cập và đến thế kỷ XIX, hai nhà triết học vĩ đại là Mác và Ăngghen đã phân tích một cách sâu sắc sự tác động biện chứng trên, khái quát thành quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất : “Tới một giai đoạn phát triển nào đó, các lực lượng sản xuất vật chất xã hội sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có... mà trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”. Quy luật trên của hai ông là quy luật phổ biến, chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, đến chế độ xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật, trong đó quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
Nằm trong dòng chảy tác động của quy luật trên, tất cả các quốc gia trên thế giới, không kể chế độ chính trị xã hội, muốn phát triển kinh tế đều phải chú ý vận dụng quy luật một cách phù hợp. Đặc biệt, quan trọng hơn nữa, đối với nước ta hiện nay, đang bước những bước chập chững trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, với một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu về mọi mặt, cả về quan hệ sản xuất lẫn lực lượng sản xuất, việc quan tâm phát triển hai yếu tố trên một cách phù hợp dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa chúng là hết sức cần thiết. Nhận thức được vai trò lý luận và thực tiễn đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, đại hội mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã nhận định : “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”. Tiếp tục tư tưởng của đại hội VI, các đại hội tiếp theo và gần đây nhất là đại hội lần thứ IX của Đảng vừa qua đã xác định: tư tưởng chủ đạo của đường lối đổi mới kinh tế là “... phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và đổi mới quan hệ sản xuất (cả về quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối) nhằm đảm bảo cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, tạo nên động lực mạnh cho sự phát triển”.
Tư tưởng chỉ đạo của Đảng là rất sáng suốt, nhưng việc đưa những tư tưởng đó ứng dụng vào thực tiễn, cũng chính là việc đưa nghị quyết vào cuộc sống đặt ra không ít những vấn đề cần giải quyết. Vấn đề trên được nhiều tầng lớp nhân dân quan tâm thể hiện qua nhiều bài viết dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng đứng về góc độ triết học, qua cái nhìn của sinh viên, vấn đề trên vẫn còn khá mới mẻ. Qua những kiến thức cơ bản về môn triết học Mác – Lênin, tôi quyết định chọn vấn đề: “ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”
Kết cấu đề tài:
Chương 1 : Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Chương 2 : Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 995
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 750
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1170
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 19