Mã tài liệu: 56982
Số trang: 29
Định dạng: docx
Dung lượng file: 130 Kb
Chuyên mục: Triết học
Trong tình hình thế giới và khu vực đang diễn ra rất phức tạp thì hiện nay cuộc cách mạng XHCN và xây dựng CNXH trên thế giới không những không bác bỏ quy luật “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” mà trái lại vẫn khẳng định sức sống mãnh liệt của nó.
Lịch sử loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau với mức độ và trình độ từ thấp đến cao. ứng với mỗi hình thái kinh tế-xã hội là một phương thức sản xuất nhất định, phù hợp với tính chất và yêu cầu của xã hội. Con người cũng không thể ngờ rằng chỉ cải tiến những công cụ làm ăn của mình lại dần dần có thể dẫn đến những cuộc cải biến long trời lở đất, thay đổi cả những thể chế chính trị đã từng áp đặt lên dầu mình. Chính vì vậy, Mác đã diễn đạt tư tưởng nói trên qua cách nói triết học sáng tạo và sâu sắc hơn: “Trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người ta có những mối quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ, tức là quan hệ sản xuất; những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ..”
Như vậy, lần đầu tiên, Mác đã phát hiện ra quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Đó là quy luật cơ bản chi phối toàn bộ quá trình lịch sử của loài người , quyết định sự thay thế các phương thức sản xuất và cùng với sự thay thế phương thức sản xuất là sự thay đổi của các hình thái kinh tế – xã hội.
Vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng chủ nghiã xã hội, xây dựng nền kinh tế ở nước ta đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc quy luật. Bởi có nhận thức đúng thì Đảng và nhà nước mới có thể đưa ra những chính sách và đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với trình độ nước ta hiện nay.
Qua quá trình phân tích trên, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay thế bởi quan hệ sản xuất mới tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu tiên của nó là chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, có thể nói quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là hết sức quan trọng. Vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã có thời kỳ chúng ta phạm phải sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng với nên kinh tế vốn dĩ đã yếu kém. Nhưng nhờ có đổi mới mà trước hết là đổi mới nhận thức quy luật, Đảng ta đã có những cải cách trong việc phát triển kinh tế, tiến bộ hơn, và đưa ra những chính sách kinh tế-xã hội phù hợp hơn. Nhờ vậy, chúng ta đã đạt được kết quả vô cùng to lớn. Những kết quả ấy trước hết sẽ tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội thêm vững chắc. Đồng thời, nó cũng chứng tỏ rằng phải biết vận dụng một cách sáng tạo và hợp lý mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cho phù hợp với điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ và chỉ đạt khi có đủ điều kiện đó mà thôi. Quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có tính chất hai mặt, nó chỉ phát huy tính tích cực khi được vận dụng hợp lý và nó sẽ có tác dụng tiêu cực rất lớn nếu con người hiểu sai và áp dụng quy luật mà không đúng với bản chất của nó.
Tuy nhiên, công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta cũng chưa phải là đã khắc phục được những vấn đề còn tồn tại và cũng gặp phải rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải vượt qua được. Yêu cầu đặt ra là cần có những giải pháp để khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
Với sự phát triển của C.Mác về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, chúng ta co thêm cơ sở trong nghiên cứu va hoạt động kinh tế. Quy luật này có sức sống mãnh liệt chính vì nó đang vận động và phát triển trong thực tiễn cách mạng và thực tiễn hoạt động khoa học. Do đó, việc vận dụng đúng quy luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta trong điều kiện hiện nay nhằm đưa nền kinh tế phát triển vững chắc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đề tài gồm 2 nội dung sau:
Chương 1. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Chương 2. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 995
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1170
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 17