Mã tài liệu: 300669
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 90 Kb
Chuyên mục: Triết học
[FONT=Times New Roman]
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử triết học Mác - Lênin khái niệm vật chất được hiểu là tất cả những gì tồn tại khách quan tức là những sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người, không phụ thuộc vào quan niệm của con người. Theo đó thì vật chất là vô cùng vô tận, là không có giới hạn, nó tồn tại giữa vô lượng các hình thức khác nhau, có thể là những tồn tại mà con người đã biết hoặc là những tồn tại mà con người chưa biết. Đó là những vật chất tự nhiên hoặc là những tồn tại của vật chất trong đời sống xã hội. Vật chất tồn tại vô cùng lớn ví dụ : như thiên hà, hoặc vô cùng bé là những hạt cơ bản. Đó có thể là những tồn tại mà người ta trực tiếp giác quan được nhưng cũng có thể là những tồn tại mà không thể trực tiếp giác quan được nhưng nó là tồn tại khách quan. Vật chất với tư cách là tồn tại khách quan thì không tồn tại cảm tính có nghĩa là con người không thể dùng giác quan để nhận biệt nhưng vật chất với tư cách là những biểu hiện tồn tại cụ thể dưới những hình thức nhất định thì nó tồn tại cảm tính. Thông qua đó thì con người mới nhận thức được về nó. Khi nhắc tới vật chất ta không thể nhắc tới vận động, thời gian và không gian là các phạm trù liên quan tới sự tồn tại vật chất. Theo quan điểm trước Mác thì vật chất chỉ là sự chuyển dịch vị trí các vật thể trong không gian và thời gian. Đó là một quan niệm rất hạn chế vì nó không bao quát hết mọi hình thức của thế giới. Còn trong triết học Mác thì khái niệm vận động được bao quát hơn: vận động là toàn bộ những sự thay đổi nói chung.Thế giới vật chất là vô cùng vô tận, do đó sự vận động của vật chất cũng biểu hiện dưới vô lượng các hình thức, phương thức khác nhau. Cho đến tận ngày nay trình độ khoa học phát triển thì con người đã khám phá và vận dụng 5 hình thức vận dụng sau: Vận động vật lý, vận động cơ giới, vận động sinh vật, vận động xã hội, vận động hoá. 5 hình thức vận động trên không tồn tại biệt lập mà nó có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau do đó vận động đóng vai trò là phương thức của vật chất, nó là phương thức để vật chất không ngừng phát triển. Còn không gian và thời gian thì lại là hai hình thức tồn tại cơ bản của mỗi tồn tại vật chất.Vậy “vật chất là gì ? Nó có ý nghĩa phương pháp ra sao ?”Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích để hiểu rõ vấn đề này.
PHẦN II : NỘI DUNG
I.QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA CÁC TRƯƠNG PHÁI triết học
1. Phạm trù vật chất.
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Ngay từ lúc mới ra đời xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, giống như mọi phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát sinh và phát trỉên gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và với sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới tự nhiên của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bảng nguyên tinh thần nào đó, có thể là "ý chí" của thượng đé, "ý niệm tuyệt đối" vv chẳng hạn, Platôn nhà triết học duy tâm khách quan lớn nhất thời cổ cho rằng vật chất bắt nguồ từ "ý niệm", sự vật cảm tính là cái bóng của "ý niệm". Mặt khác, ông tỏ ra căm thù căm thù chủ nghĩa duy vật, kết tội các nhà duy vật, nhất là các môn đồ của Đemô out là vị thần - một tội kết án tử hình theo luật của Aten thời bấy giờ, và đã đốt hết tác phẩm của Đêmôrit. Hêghen nhà duy tâm khách quan tâm của triết học cổ điển Đức cho rằng "vật chất là do ý niệm tuyệt đối sinh ra". Mặt khác, ông có thái độ thiên lịch đối với chủ nghĩa duy vật, đã cố tình xuyên tạc, vu khống triết học duy vật của Heraclit và Êpiquya. Béccli đã hệ thống hoá một số quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan đưa ra một số công thức chung:"tồ tại tức là được tri giác". Ý nghĩa của công thức là mọi sự tồn tại trong chừng mực con người cảm thấy chúng, cái gì ngoài tri giác là không tồn tại, không có chủ thẻ thì không có khách thể công thức này đã phủ nhận khách quan sự tồn tại của vật chất, kể cả con người, tất yếu dẫn tới chủ nghĩa duy ngã, nghĩa là ngoài cái tôi ra thì không có cái gì hết. Vào thời kỳ cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung là những dạng cụ thể của nó, tức là những vật thể hữu hình cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. ở Trung Hoa thời cổ đại, các nhà duy vật coi khí là thực thể của thế giới ở Ấn Độ thời cổ đại phái Ngaya - Vaisếika coi nguyên tử là thực thể của thế giới ở Hy Lạp cổ đại, Talet coi thực thể của thế giới là nước Anaximen coi thự thể ấy là khí Hêraclit coi thực thể ấy là lửa. Phủ nhận quan điểm thực thể của thế giới là một chất cụ thể, Ămpêđoclơ đã coi thực thể và không khí Anaximanctrơ cho rằng thực thể về thế giới là một bản nguyên tử không xác định về chất, vô tận về mặt lượng, đó là Apeirôn. Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật là thuyết nguyên tử của Lơxip, và Đêmôgrip… Nguyên tử là các phần tử cực nhỏ, cứng không thể xâm nhập được không cảm giác được. Nguyên tử có nhiều loại sự kết hợp hoặc tách rời nguyên tử theo trật tự khác nhau của không gian tạo nên toàn bộ thế giới. Thuyết nguyên tử còn mang tính chất phác nhưng phỏng đoán thiên tài ấy về cấu tạo vật chất đã có ý nghĩa định hướng đối với sự phảt triển khoa học nói chung đặc biệt là vật lý học khi phát hiện ra sự tồn tại hiện thực của nguyên tử.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 32426
⬇ Lượt tải: 53
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 3530
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1065
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 884
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 5203
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 906
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 928
⬇ Lượt tải: 22