Mã tài liệu: 130822
Số trang: 10
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Chúng ta có thể nói tất cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau đó ứng dụng nền đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta.
Khi Ngài tuyên bố: "Này các tỷ-kheo, xưa cũng như nay Ta chỉ nói nên sự khổ và diệt khổ" (Trung Bộ I, 140), lời tuyên bố xác nhận Ngài chỉ dạy cho loài người biết đến khổ và sự diệt khổ trong suốt 45 năm qua thuyết pháp của Ngài. Chúng ta được biết trong kinh Chuyển Pháp Luân, bản kinh đầu tiên của Ngài thuyết giảng cho 5 vị trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài. Ngài đã tuyên bố: "Ðây là khổ, đây là khổ cần phải được biết, đây là khổ đã được biết. Ðây là khổ tập, đây là khổ tập cần được đoạn diệt, đây là khổ tập đã được đoạn diệt. Đây là khổ diệt, đây là khổ diệt cần phải chứng ngộ, đây là khổ diệt đã được chứng ngộ. Đây là con đường đưa đến khổ diệt, đây là con đường khổ diệt cần phải hành trì , đây là con đường khổ diệt đã được hành trì. " Không những vậy ngài còn khuyên những đệ tử xuất gia của Ngài: "Này các Tỷ-kheo hãy du hành, vì hạnh phúc của quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư thiên và loài người". (Tương Ưng I, 128).
Những lời tuyên bố trên của đức Phật nêu rõ hoài bão tha thiết của Ngài là cứu khổ độ sanh, diệt khổ ưu, đem lại hỷ lạc cho tất cả loài hữu tình. Và như vậy chúng ta có thể định nghĩa, đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sinh, đặc biệt là loài người chúng ta. Cần đặc biệt nhấn mạnh đây là một nếp sống, không phải là những lời dạy luân lý hạnh kiểm cần phải theo một cách máy móc thụ động. Và nếp sống ấy cần phải đem ra hành trì, thực hiện, không phải để lễ bái cầu xin. Có thực hiện người hành trì mới hưởng được hạnh phúc an lạc, thiết thực hiện tại và ngay trong đời này (sandithiko akàliko), có thể thấy biết được (ehipassiko), không phải là một cảnh giới thiên đường xa xăm tưởng tượng .
Kết cấu đề tài:
1. Ý nghĩa sống an lạc
2. sống hài hòa thiên nhiên
3. sống vô ngã
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 246
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 1129
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem