Mã tài liệu: 86951
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 81 Kb
Chuyên mục: Quan hệ quốc tế
Giao lưu văn hoá, tiếp xúc văn hoá là một thuộc tính của văn hóa. Khái niệm này được dịch ra từ những thuật ngữ như cultural contacts, acculturation... của các nước phương Tây, theo nhiều cách khác nhau như văn hoá hoá, đan xen văn hóa, hỗn dung văn hoá...Cách dịch đựơc nhiều người chấp nhận nhất là giao thoa văn hoá, tiếp (xúc) và biến (đổi ) văn hoá. Dù cách dịch khác nhau, nhưng nội hàm của thuật ngữ đó vẫn cho thấy rằng"giao lưu và tiếp xúc văn hoá là sự vận động thường xuyên của x• hội, gắn bó với tiến hoá của x• hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hoá, là sự vận động thường xuyên của văn hoá"[1;50]
Trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hoá Việt Nam về căn bản đ• có sự giao lưu, tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Ân Độ và với văn hoá phương Tây. So với cuộc gặp gỡ với văn hoá Trung Quốc và Ân Độ, tiếp xúc văn hoá Đông - Tây ở Việt Nam (thời cận đại) diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn nhưng lại cho ta chứng kiến "một sự vượt gộp hơn hẳn tức là văn hoá Việt Nam tiếp thu những điều mới khác hẳn văn hoá trước đây của mình nhưng vẫn duy trì bản chất được một hình thức cao hơn và hiện đại hơn"[4;454].
Không phải đến khi người Pháp vào xâm lược, giao lưu văn hoá Việt Nam và văn hoá phương Tây mới diễn ra. Ngay từ thời cổ đại, qua con đường buôn bán tơ lụa, Đông -Tây đ• có sự gặp gỡ với nhau.Đến thế kỷ XV, XVI sau các cuộc phát kiến địa lý, người châu Âu biết rõ hơn về phương Đông và từ đây cũng như các thế kỷ về sau đó, quá trình sang phương Đông thăm dò, tìm hiểu và xâm lược diễn ra mạnh mẽ. ậ Việt Nam đến giữa thế kỷ XVI, các linh mục phương Tây cũng đ• truyền giáo ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, rồi đến thế kỷ XVIII, nhà Tây Sơn cũng có quan hệ với phương Tây. Nhưng quan hệ Đông- Tây diễn ra thực sự trực tiếp ở Việt Nam phải vào nửa sau thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng đánh cửa biển Cần Giơ (1858) và đặt ách đô hộ lên dân tộc Việt Nam.Đây là mốc mở đầu đánh dấu sự thay đổi căn bản của văn hóa Việt Nam.
Nhìn ở phương diện tính chât giao lưu văn hoá, thì quá trình tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong suốt thời kỳ cận đại đ• diễn ra theo dạng thức khác nhau, giao lưu một cách cưỡng bức, tiếp nhận một cách tự nguyện, tiếp xúc trong sự đối đầu giữa các giá trị với nhau...Vì vậy trong sự áp chế dân tộc, Việt Nam cũng chịu sự áp chế văn hoá. Để tồn tại, Việt Nam vừa phải đấu tranh giải phóng dân tộc, vừa phải tiến hành duy tân đất nước, tăng cường khả năng đẩy lùi nguy cơ bị xâm lược về văn hoá"giải quyết được vấn đề cơ bản với phương Đông suốt từ thế kỷ XVI là thoát khỏi sự trì trệ, khủng hoảng bằng con đường tiếp thu văn minh kỹ thuật phương Tây"[14;2].Vì vậy ngay từ buổi đầu trực tiếp đụng độ với văn minh phương Tây, ở cuối thế kỷ XIX, đ• có nhiều và ngày càng nhiều người hiểu được sức mạnh của văn minh phương Tây, mong muốn tiến hành cải cách đất nước qua việc tiếp thu văn minh phương Tây. Đó là những gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ...Trong buổi đầu đụng độ này, bên cạnh việc "thâu hoá"văn minh phương Tây tích cực như thế hệ Nguyễn Trường Tộ, cũng có không ít những người chối bỏ hoàn toàn, kiên quyết quay lưng lại với văn minh phương Tây(trường hợp như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông), song cũng có trường hợp "chấp nhận vô điều kiện và thực tế thường coi là lai căng, vong bản"[14;22](như Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc hay như nhóm Nam Phong sau này). Song cũng phải thấy rằng, dù có điều kiện trực tiếp tiếp xúc với văn hoá phương Tây,dung hoà được văn hoá Đông - Tây nhưng cả thế hệ Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ... cũng mới chỉ dừng lại ở việc đề ra các biện pháp thực hiện, chứ chưa có một hệ tư t ưởng làm bệ đỡ.
Kết cấu đề tài:
I. vài nét về tiếp xúc văn hoá đông -tây thời cận đại ở việt nam
II. vai trò của Tự Lực Văn Đoàn trong quá trình tiếp xúc văn hoá Đông- Tây
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 732
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 1180
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2396
⬇ Lượt tải: 45
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 4666
⬇ Lượt tải: 20