Mã tài liệu: 129878
Số trang: 12
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quan hệ quốc tế
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Yalta đã tan rã vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Thế giới đang bước vào thế kỷ XXI với một trật tự thế giới mới chưa đựơc hình thành. Nhưng trong hơn một thập kỷ qua, sau chiến tranh lạnh, người ta thấy xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm. Chính vì vậy mà trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề bao trùm. Theo định nghĩa của Uỷ ban Châu Âu năm 1997 :" Toàn cầu hoá có thể được định nghĩa như là quá trình mà thông qua đó, thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ " Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề của toàn cầu hoá, Nxb KHXH, H, 2001, Tr 16. Rõ ràng với định nghĩa này, người ta có thể cho rằng, nói đến toàn cầu hoá là nói đến toàn cầu hoá kinh tế. Tất nhiên ngày nay, toàn cầu hoá đang diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, môi trường sinh thái...nhưng bản chất chủ yếu vẫn là toàn cầu hoá kinh tế. Chính vì vậy mà chủ thể của toàn cầu hoá hiện nay được coi là "những thành viên tham gia vào thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá khiến cho nền kinh tế toàn cầu trở thành hiện thực bao trùm nhiều thực thể khác nhau " Đỗ Lộc Diệp, Chủ nghĩa tư bản ngày nay, những nét mới từ thực tiễn Mỹ, Tây Âu, Nhật, Nxb KHXH, H, 2002, Tr 203. Và chủ thể chính của toàn cầu hoá ngày nay đựơc coi là tổng thể những công ty xuyên quốc gia (TNC- Transnational Corporation )
Có nhiều ý kiến cho rằng :"khi quá trình sản xuất -kinh doanh của một công ty vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nước thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài, thì công ty đó gọi là công ty xuyên quốc gia " Đỗ Lộc Diệp, Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH, H, 2003, Tr 123. Hay cũng có thể nêu lên một cách khái quát rằng :"công ty xuyên quốc gia là một loại tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế và quá trình phân phối và khai thác thị trường quốc tế để đạt hiệu quả tối ưu nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao " Nguyễn Văn Dân(cb), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, Nxb KHXH, H, 2001, Tr 485
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 1074
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1696
⬇ Lượt tải: 40
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1245
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 18