Mã tài liệu: 129189
Số trang: 122
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Khoa học xã hội
Gia đình là cái nôi truyền thụ văn hoá gia đình, văn hoá cho các thành viên chung sống dưới một mái nhà. Gia đình đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con trẻ và có ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.
Gia đình là nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác động và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách và khả năng phát triển trí tuệ của trẻ em. Gia đình là một tế bào của xã hội, là một môi trường của thiết chế giáo dục. Vai trò giáo dục của gia đình không ai phủ nhận được, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cha mẹ chưa ý thức được đầy đủ và sâu sắc trách nhiệm, vai trò của mình, chưa có đầy đủ kiến thức trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, đặc biệt với lứa tuổi Trung học cơ sở.
Những năm gần đây trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, trở thành vấn đề quan tâm, bức xúc, lo lắng của các bậc ông, bà, cha, mẹ và của toàn xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, nhưng chắc chắn có lý do từ việc gia đình lơ là giáo dục trẻ em, xem nhẹ việc hàng ngày uốn nắn, điều chỉnh các hành vi sai lệch ở các em. Xét về sâu xa thì có một nguyên nhân cơ bản là các bậc cha mẹ thiếu kiến thức trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS
Hiện nay, các gia đình ở thành phố sinh sống trong điều kiện môi trường có các quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội cao, phức tạp và luôn có những biến động mới. Trước tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá, nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đang bị mai một trong một bộ phận các gia đình Việt Nam sinh sống ở các thành phố. Các quan hệ gia đình vốn dĩ tốt đẹp, đang bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị trường, lợi nhuận, hoặc lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ. Vị trí, vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em hư trở nên rất quan trọng, bởi số lượng trẻ em hư ở thành phố ngày càng gia tăng, mức độ hư hỏng cũng nghiêm trọng hơn, tính chất hư hỏng cũng biến đổi mau hơn. Mặt khác, hiện nay quan niệm của các gia đình về trẻ em hư cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kiến thức giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở cho cha mẹ học sinh tại thành phố Hà Nội” nhằm góp phần vào việc nâng cao vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục (BVCS&GD) trẻ em của nước ta.
Cấu trúc của luận văn:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tại nghiên cứu.
Chương II: Thực trạng kiến thức giáo dục đạo đức học sinh THCS của CMHS tại thành phố Hà Nội
Chương III: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kiến thức giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở cho cha mẹ học sinh tại thành phố Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 750
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 4943
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 3014
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 977
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 979
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1415
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 1008
⬇ Lượt tải: 17